16/05/2018, 15:23

Soạn văn lớp 11: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Soạn văn lớp 11 tập 2: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Câu 1: Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. ...

Soạn văn lớp 11 tập 2: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Câu 1: Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động.

Tóm tắt: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".

Bố cục của tác phẩm Những người khốn khổ: 5 phần

- Phần 1: Phăng-tin ;        Phần 2: Cô-dét

- Phần 3: Mari-uýt ;         Phần 4: Tình ca phố

- Phần 5: Giăng Van-giăng

Đoạn trích: "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" thuộc phần cuối của phần 1 có bố cục gồm 2 phần:

    + Phần 1 (từ đầu đến Phăng tin tắt thở): Gia-ve biết thân phận của ông thị trưởng Ma-đơ-len chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông và gây nên cái chết của Phăng-tin

    + Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng tìm lại uy quyền của mình

Nhan đề: thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện, "người cầm quyền" ở đây chính là Giăng Van-giăng và đến cuối cùng chính anh đã "khôi phục uy quyền của mình".

Câu 1: Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động.

Ngôn ngữ hành động

Tình huống

Gia ve

Giăng Van-giăng

Trước khi Phăng-tin tắt thở

Ngôn ngữ và hành động man rợ, điên cuồng, hung hãn đối với Giăng Van-giăng; độc ác, tàn nhẫn, vùi dập niềm tin và hi vọng của Phăng-tin (Phăng-tin tưởng Giăng Van-giăng là thị trường Ma-đơ-len và nhờ thị trưởng mà chị hi vọn gặp được con trước khi chết)

Nhẹ nhàng, tinh tế trong ngôn ngữ và hành động đối với Phăng-tin và Gia-ve. Tất cả biểu hiện của ông là nhằm cứu Phăng-tin lúc cô đang ở trong tình trạng bệnh tình nguy kịch, mong được gặp con.

Sau khi Phăng-tin tắt thở

Gia-ve tiếp tục quát tháo đòi bắt Giăng Van-giăng, không quan tâm đến cái chết của Phăng-tin (mà chính hắn là kẻ gây ra cái chết ấy). Hắn không còn lương tâm.

Phản ứng quyết liệt, khống chế Gia-ve (chứng tỏ ông không sợ Gia-ve. Trước đó ông nhún nhường, cầu xin Gia-ve tất cả là vì Phăng-tin)

- Ý nghĩa của thủ pháp tương phản nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa thiện-ác, tốt-xấu, yêu thương-tàn bạo. Từ những hình ảnh tương phản trên tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp. Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

Câu 2:

Gia-ve tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ: Hình tượng con ác thú Gia-ve.

- Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn như con ác thú đang chuẩn bị vồ mồi (Tiếng thét "Mau lên" nghe như tiếng "thú gầm"; "phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt"; hành động "túm lấy cổ áo..."; "hắn cười phá lên, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng"...)

- Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo Phăng-tin khi cô đang bệnh nặng, nói những lời kích động mạnh khiến Phăn-tin đột tử).

Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh: Một con người chân chính - con người của tình yêu thương.

- Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú.

- Khi Phăng-tin chết "trong nét mặt và dáng điệu ông cho thất một nỗi thương xót khôn tả".

- Lời thì thầm bên tai người đã chết là những lời hứa (về sau ông đã thực hiện được lời hứa đó).

Câu 3:

Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay "Trữ tình ngoại đề"). Khái niệm này được giải thích như sau:

"Trữ tình ngoại đề chỉ một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trọng tác phẩm ...

... Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ tư tưởng tiển bộ, từ những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn đối với người đọc ...

Trong tác phẩm tự sự, tính cách thông qua cốt truyện thể hiện nội dung của tác phẩm. Quá lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn. Những đoạn trữ tình ngoại đề sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm".

Câu 4: Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:

- Phăng-tin đã chết rồi mà khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt của chị hiện lên "nụ cười không sao tả được".

- Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường".

Có thể đó chỉ là ảo tưởng do người khác (bà Xơ Xem-phích và tác giả) quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van-giăng. Bút pháp lãng mạn giúp nhà văn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van-giăng.

Sachbaitap.com

 

0