25/05/2017, 11:05

Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Một số đề tài và Gợi ý làm bài Nếu bạn tập về nhà của bạn là một trong ba đề dưới đây thì bạn chọn một đề, sau đó nhấp chuột vào Gợi ý làm bài để hiển thị phần gợi ý. Nhấp chuột một lần để hiển thị gợi ý, nhấp chuột thêm lần ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Một số đề tài và Gợi ý làm bài Nếu bạn tập về nhà của bạn là một trong ba đề dưới đây thì bạn chọn một đề, sau đó nhấp chuột vào Gợi ý làm bài để hiển thị phần gợi ý. Nhấp chuột một lần để hiển thị gợi ý, nhấp chuột thêm lần nữa để ẩn phần gợi ý. Đề 1: Tình thương là hạnh ...


Một số đề tài và Gợi ý làm bài

Nếu bạn tập về nhà của bạn là một trong ba đề dưới đây thì bạn chọn một đề, sau đó nhấp chuột vào Gợi ý làm bài để hiển thị phần gợi ý. Nhấp chuột một lần để hiển thị gợi ý, nhấp chuột thêm lần nữa để ẩn phần gợi ý.

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.

1. Mở bài: Trong cuộc sống nếu không có tình thương thì cuộc sống chỉ là 1 mầu xám ngắt. Tình thương sẽ làm cho cuộc sống tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Có thể nói "tình thương là hạnh phúc của con người".

2. Thân bài

a.Giải thích vấn đề

– Tình thương là tình cảm gắn bó giữa người với người, giữa con người với quê hương, đất nước … Tình thương là cơ sở tạo nên vẻ đẹp của xã hội.

– Hạnh phúc là sự sung sướng, toại nguyện. Hạnh phúc chỉ được tìm thấy trong tình yêu thương và khi ta biết yêu thương.

b. Những biểu hiện của tình yêu thương

– Yêu quê hương, đất nước của mình.

– Thương người "như thể thương thân".

– Tình thương gia đình.

c. Yêu thương là hành động, hành động vì tình thương mới thực sự hạnh phúc.

– Phải biết đấu tranh để bảo vệ đất nước, quê hương.

– Phải biết chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ mọi người.

– Phải biết đỡ đần, gánh vác công việc gia đình giúp cha mẹ.

d. Bình luận

   Có thể lấy câu nói của Kim Woo Choong – nhà tỉ phú người Hàn Quốc thay cho lời bình luận: "Khi bạn sống vì mọi người thì thế giới sẽ trở nên tươi sáng, ấm áp và hạnh phúc hơn. Cuộc đời khi đó sẽ trở nên đáng sống và tươi đẹp. Bất cứ thanh niên nào dửng dưng với người khác và chỉ nghĩ đến sự thoải mái, sung sướng cho riêng mình đều rất đáng khinh. Người như thế không chỉ không biết đến những lợi lộc họ nhận được từ xã hội mà rõ ràng họ cũng chẳng biết hạnh phúc là gì".

3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận

   Trước hết phải khẳng định tình yêu thương là 1 sức mạnh vĩ đại, nó sẽ luôn là niềm hạnh phúc quí giá cho mỗi con người. Bạn hãy cho đi 1 tình thương, bạn sẽ nhận lại 1 tấm lòng, đó chính là hạnh phúc. Cuộc sống sẽ trở nên đẹp biết bao khi con người sống với nhau bằng tấm lòng.

Đề 2: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

2. Thân bài:

– Giải thích vấn đề nghị luận:

   + Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là thái độ như thế nào? (Không quan tâm, không để ý, vô cảm trước những gì xảy ra quanh mình, kể cả việc đúng hay sai, …)

   + Lòng vị tha và tình đoàn kết là gì? (quan tâm, bao dung, gắn bó giữa con người với nhau).

– Suy nghĩ của người viết về vấn đề trên.

   + Khẳng định đây là lời khuyên rất đúng gắn về tư cách ứng xử đối với hành vi thái độ của người xung quanh (khen, chê, ca ngợi, phê phán).

   + Trước một tấm lòng vị tha, trước tình yêu thương đoàn kết nhau, ta ca ngợi biểu dương là rất cần thiết. Lúc đó ta đang góp phần khích lệ cái tốt.

   + Nhưng không chỉ biết ca ngợi cái tốt, tình cảm đẹp mà không chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Biết phê phán một thái độ xấu cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi một lòng tốt vậy. (Bằng dẫn chứng từ đời sống, văn học hãy chứng minh cho lí lẽ đó).

   + Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, vấn đề đó cần thiết không.

3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Gợi ý các ý chính:

1. Học để biết: Đó là học để tìm hiểu tri thức, khám phá và giải thích các hiện tượng tự nhiên như lí, hóa…

2. Học để làm: Đó là học để có thể lao động, học lấy một cái nghề để tạo ra của cải vật chất cho xã hội…

3. Học để chung sống: Đó là học giao tiếp ứng xử. Học những điều hay lẽ phải, học những việc làm đúng, chuẩn mực để có thể là một công dân gương mẫu, "sống, học tập, lao động theo hiến pháp và pháp luật".

4. Học để tự khẳng định mình: Học để chứng minh rằng mình là người có thể thay đổi thế giới, thay đổi được tương lai của bản thân mình.

5. Sự liên hệ của 4 yếu tố trên, đó như là một nấc thang cho sự học. Trước hết là để biết, sau mới để làm, tiếp nữa là để chung sống, và yếu tố cá nhân (khẳng định mình) đặt ở vị trí cuối cùng …

   Chúng ta có thể liên hệ với câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"…

0