Soạn văn bài toán dân số
Soạn văn bài toán dân số I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Xác định bố cục của đoạn văn, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần Thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn: Bố cục của văn bản, nội dung mỗi phần và các ý lớn trong phần Thân bài. - Mở bài: Từ đầu đến “sáng mắt ra”. Tác giả đặt vấn ...
Soạn văn bài toán dân số I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Xác định bố cục của đoạn văn, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần Thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn: Bố cục của văn bản, nội dung mỗi phần và các ý lớn trong phần Thân bài. - Mở bài: Từ đầu đến “sáng mắt ra”. Tác giả đặt vấn đề bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình dường như đã được đề ra từ thời cổ đại. - Thân bài: Từ “Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ” đến “sang ô thứ 31 ...
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Xác định bố cục của đoạn văn, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần Thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn:
Bố cục của văn bản, nội dung mỗi phần và các ý lớn trong phần Thân bài.
- Mở bài: Từ đầu đến “sáng mắt ra”.
Tác giả đặt vấn đề bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình dường như đã được đề ra từ thời cổ đại.
- Thân bài: Từ “Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ” đến “sang ô thứ 31 của bàn cờ”.
Phần này tác giả tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số của thế giới là hết sức nhanh chóng.
Tác giả nêu lên ba ý chính:
+ Ý 1: Từ “Đó là câu chuyện…” đến “kinh khủng biết nhường nào!”.
Qua bài toán cổ dẫn đến kết luận “mỗi ô của bàn cờ lúc đầu chỉ có vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng sau đó cứ gấp đôi theo cấp số nhân thì số thóc của bàn cờ là một con số khủng khiếp (rải đều khắp mặt đất).
+ Ý 2: Từ “Bây giờ nếu ta…” đến “không quá 5%”.
Tác giả so sánh sự gia tăng dân số giống như số lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ có 2 người , nhưng đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người và bàn cờ mới đủ cho ô thóc thứ 30.
+ Ý 3: Từ “Trong thực tế…” đến “ô thứ 31 của bàn cờ”.
Thực tế, mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn 2 rất nhiều) vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
- Kết bài: Từ “Đừng để cho mỗi con người” đến hết bài.
Tác giả vừa kêu gọi, vừa khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ về dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người.
Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
- Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là “thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người”.
- Điều làm tác giả “sáng mắt ra” là vấn đề dân số mới đặt ra gần đây. Nhưng sau khi nghe xong bài toán cổ, bỗng thấy dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại.
Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái gây nên sự tò mò, hấp dẫn đối với người đọc và mang lại một kết luận bất ngờ: tưởng số lượng thóc ấy rất ít, ai ngờ có thể phủ kín cả trái đất. Câu chuyện làm tiền đề để tác giả đi và việc so sánh với sự bùng nổ về gia tăng dân số.
- Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng. Đó là vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên.
Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thôn báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? Tron số các nước kể trên trong văn bản thì nước nào thuộc châu Phi, còn nước nào thuộc châu Á? Em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội.
- Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con.
- Trong số các nước kể trên thì Nê-pan, Ru-an-đa, Ta-đa-ni-a, Ma-da-gát-xca thuộc châu Phi, còn Việt Nam và Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này phát triển dân số rất mạnh. Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Thật khó mà cải thiện đời sống, đảm bảo cho cuộc sống no ấm.
Câu 5. Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Văn bản này đem lại cho em nhiều hiểu biết rất quan trọng.
+ Sự phát triển dân số hiện nay đang quyết định đế số phận con người, loài người trong tương lai.
+ Nước ta cũng là nước phát triển dân số nhanh, nếu không có biện pháp hạn chế thì không thể “xóa đói giảm nghèo” được vì đây là một phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.
Câu 6. Nghệ thuật.
Với phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng phương pháp liệt kê, phân tích, chứng minh… văn bản đã làm sáng tỏ, đầy sức thuyết phục về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới, nhất là các dân tộc chậm phát triển.
Văn bản Bài toán dân số vừa kêu goi, vừa khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ về dân số.
Câu 7. Ý nghĩa:
Chủ đề bao trùm mà tác giả muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
II. Luyện tập
Câu 1. Tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
- Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là “đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ”. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo.
“Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn”.
- Chỉ bằng con đường tuyên truyền, giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ và tác hại của sự bùng nổ dân số: Vấn đề dân số gắn liền với đói nghèo hay no ấm hạnh phúc.
Câu 2. Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao dân số gia tăng có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu?
- Dân số gia tăng có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu vì:
+ Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến con người ở các phương diện nhà ở, lương thực nuôi sống con người, môi trường chật hẹp, thiếu việc làm, giáo dục không kịp phát triển với đà tăng dân số.
+ Các nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng nghèo nàn lạc hậu hơn, vì hạn chế phát triển giáo dục.
Câu 3. Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới (trong phần đọc thêm) tính từ năm 2000 đến tháng 9 – 2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số Việt Nam hiện nay?
- Dân số thế giới ở vào thời điểm 2000: 6.080.141.683 người.
- Dân số thế giới ở vào thời điểm 30-9-2003: 6.320.815.650 người.
- Từ năm 2000 đến 30-9-2003 số người trên thế giới đã tăng 241.673.967 người, gấp 3 lần số dân Việt Nam hiện nay.