25/05/2017, 11:32

Soạn văn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" – Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả. – Theo đòi hỏi ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" – Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả. – Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết ...


I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"

– Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.

– Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:

  • Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới

  • Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp

  • Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân

  • Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng

  • Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

– Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

=> Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.

Câu 2:

Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:

  • (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

  • (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;

  • (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;

  • (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;

Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)

Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.

II. Luyện tập

Câu 1:

– Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:

  • (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;

  • (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;

  • (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;

  • (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;

  • (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.

– Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện – nhân vật xưng "tôi".

– Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) – (2) – (3) – (4) – (5)

– Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:

  • Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

  • Giải thích vì sao hiện nay "tôi và Liên"vui buồn có nhau.

Câu 2: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".

a. Mở bài:

  • Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

  • Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

b. Thân bài:

– Cảnh dọc đường đi:

  • Phong cảnh, những nét đặc biệt.

  • Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

– Đến nơi:

  • Hoạt động đầu tiên.

  • Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

– Kết thúc chuyên đi:

  • Chuẩn bị trở về.

  • Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

c. Kết bài:

  • Suy nghĩ về chuyến đi.

  • Mong ước.

0