Soạn văn bài: Chữa lỗi dùng từ
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Chữa lỗi dùng từ I. Lặp từ Câu 1+2: Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp: a. Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Chữa lỗi dùng từ I. Lặp từ Câu 1+2: Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp: a. Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre. b. Lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ ...
I. Lặp từ
Câu 1+2:
Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp:
a. Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre.
b. Lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn không trôi chảy, gây cảm giác nặng nề.
Câu 3: Chữa lỗi lặp từ
– Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
– Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.
II. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
Câu 1:
-
(a) Từ dùng sai là từ thăm quan
-
(b) Từ dùng sai là từ nhấp nháy
Câu 2: Nguyên nhân dùng sai là do lẫn lộn với các từ gần âm
-
Trường hợp (a) này người sử dụng lẫn 2 từ thăm quan và tham quan (nghĩa là tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).
-
Trường hợp (b) này người sử dụng lẫn với từNhấp nháy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp.
Câu 3: Sửa lại:
-
Thay từ thăm quan thành tham quan
-
Thay từ nhấp nháy thành mấp máy
III. Luyện tập
Câu 1: Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
Cả ba câu đều mắc lỗi: lỗi lặp thừa từ.
Sửa lại:
-
(a): Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn ấy.
-
(b): Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.
-
(c): Quá trình vượt núi cao cũng làm con người trưởng thành.
Câu 2: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm
– Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:
-
linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khả năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
-
bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.
-
thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
– Chữa lại là:
-
Thay linh động bằng sinh động
-
Thay bàng quan bằng bàng quan
-
Thay thủ tục bằng hủ tục