25/05/2017, 11:23

Soạn văn bài: Quê hương

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Quê hương Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Câu 3 đến 8 miêu tả cảnh "trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" một buổi "sớm mai hồng" rộng rãi, khoáng đạt. – Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi: "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ... Rướn thân trắng ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Quê hương Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Câu 3 đến 8 miêu tả cảnh "trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" một buổi "sớm mai hồng" rộng rãi, khoáng đạt. – Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi: "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ... Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" 2 ...


Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Câu 3 đến 8 miêu tả cảnh "trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" một buổi "sớm mai hồng" rộng rãi, khoáng đạt.

– Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
   ...
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
  • 2 câu đầu đã mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh.

  • Trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền bang mình ra khơi. Hình ảnh so sánh "con tuấn mã" và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt… diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ.

  • Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài.

– Cảnh đón thuyền cá về bến sau một ngày lao động:

"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
   …
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
  • Cảnh ồn ào, tấp nập trên bến đón thuyền cá trở về, một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.

  • Hình ảnh người dân chài: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng" là tả thực, câu sau là sáng tạo độc đáo, gợi tả, rất thú vị: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc.

  • Hình ảnh con thuyền: nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về. Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn "thấy" sự mệt mỏi say sưa của con thuyền. Tác giả còn cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó.

Câu 2: Phân tích một số câu thơ sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ:

Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao la thâu góp gió…

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn "có hồn" hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang "rướn" mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da "ngăm rám" lại, trong cả "hơi thở" của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Câu 3:

Để vẽ ra một bức tranh làng quê miền biển khỏe khoắn, đặc biệt khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh người dân chài cũng như sinh hoạt lao động của làng chài như vậy, rõ ràng Tế Hanh phải có một tâm hồn tinh tế và tài hoa, một tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương, một nỗi nhớ thương da diết, nồng hậu về vùng quê sông nước bao la đó.

Câu 4:

Nét đắc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.

Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phụ vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.

0