Soạn văn bài: Bài toán dân số (Thái An)
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bài toán dân số (Thái An) Câu 1: Văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần 1 (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"…), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần 2 (từ "Đó là câu ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bài toán dân số (Thái An) Câu 1: Văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần 1 (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"…), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần 2 (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ…" cho ...
Câu 1: Văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần:
-
Phần 1 (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"…), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại;
-
Phần 2 (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ…" cho đến "…sang ô thứ 31 của bàn cờ"), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới.
-
Phần 3 (từ "Đừng để cho…" đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.
Câu 2:
– Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.
– Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.
– Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang "mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".
Như vậy, tác giả muốn nói: con người ngày càng nhiều lên gấp bội mà đất đai, diện tích thì vẫn thế. Chính vì sự sống của mình, con người buộc phải hạn chế sự gia tăng dân số. Đồng thời, tưởng rằng vấn đề dân số là của xã hội hiện đại thế mà nó đã được đặt ra trong ý nghĩa của một bài toán từ thời cổ đại. Đây chính là điều khiến tác giả "sáng mắt ra".
Câu 3: Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ "có thể phủ kín bề mặt Trái Đất"…
Câu 4:
– Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con.
– Trong số các nước kể trên thì Nê-pan, Ru-an-đa, Ta-đa-ni-a, Ma-da-gát-xca thuộc châu Phi, còn Việt Nam và Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này phát triển dân số rất mạnh. Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Thật khó mà cải thiện đời sống, đảm bảo cho cuộc sống no ấm.
Câu 5:
Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.