Soạn văn bài: Phương pháp thuyết minh
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Phương pháp thuyết minh I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh – Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh + Đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng muốn thuyết minh một cách trung thực, chính xác, khách quan. + Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Phương pháp thuyết minh I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh – Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh + Đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng muốn thuyết minh một cách trung thực, chính xác, khách quan. + Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động. + Trình tự ...
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
– Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
+ Đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng muốn thuyết minh một cách trung thực, chính xác, khách quan.
+ Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động.
+ Trình tự thuyết minh phải hợp lý, khoa học và nhất quán theo không gian, thời gian hay sự việc … .
+ Ngoài tri thức như đã nói trên thì cần phải có phương pháp thuyết minh phù hợp.
– Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh
+ Phương pháp thuyết minh tạm hiểu là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng mong đạt tới mục đích mà mình đã đạt ra.
+ Không có nhu cầu và mục đích thuyết minh thì không có cơ sở để đi tìm phương pháp thuyết minh.
+ Ngược lại: Nhu cầu thuyết minh sẻ không thể thoả mản, mục đích thuyết minh sẻ không thể đạt được nếu người thuyết minh không có phương pháp thuyết minh phù hợp và hiệu quả.
Kết luận: Phương pháp thuyết minh có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với mục đích thuyết minh.
II. Một số phương pháp thuyết minh
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
– Đoạn vặn 1: Phương pháp nêu ví dụ; dùng số liệu; liệt kê. Các ví dụ được nêu ra có kèm theo cả lời bình luận và phân loại có tác dụng làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn là người yêu nước khi ông khéo tiến cử cho đất nước nhiều người tài giỏi.
– Đoạn văn 2: Là đoạn được trình bày theo phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa kết hợp phương pháp phân tích.
– Đoạn văn 3: Phương pháp dùng số liệu được kết hợp với phương pháp so sánh. Những số liệu khá mới mẻ về cấu tạo tế bào của con người đã được thuyết minh khéo léo kết hợp những so sánh hấp dẫn khiến cho đoạn văn vừa gây được sự chú ý vừa thuyết phục được người nghe.
– Đoạn văn 4: Phương pháp thuyết minh được sử dụng ở đây là phương pháp phân tích. Phân tích bằng cách miêu tả lại các vật dụng và cách thức chơi chò hát trống quân.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
a. Thuyết minh bằng chú thích
VD 1: Ba-sô là bút danh. Bô-sô là tên hiệu. Ba-sô là tên chữ
VD 2: Ba-sô là một nhà thơ nổi tiếng hàng đầu của Nhất Bản. Ta bắt gặp thơ của ông với rất nhiều điều mới lạ, với thể thơ Hai-Cư, Ba-sô thường dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tử, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc.
So sánh phương pháp thuyết minh định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích
– Giống nhau: Cùng có mô hình cấu trúc A là B: A là đối tượng cần thuyết minh, B là tri thức về đối tượng.
– Khác nhau:
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả
– Trong hai mục đích đã nêu ((1) niềm say mê cây chuối của Ba-sô và (2) lai lịch của bút danh Ba sô) thì mục đích (2) là chủ yếu.
– Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau vì từ niềm say mê cây chuối (chỉ nguyên nhân) mới dẫn đến việc ra đời (chỉ kết quả) bút danh Ba-sô.
– Mối quan hệ ấy được trình bày một cách hợp lí: vì giải thích trước sau đó đưa ra kết luận.
– Sinh động: dùng cách nói hình ảnh bóng bẩy, niềm say mê cây chuối được khai thác từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau.
III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh
– Việc sử dụng phương pháp thuyết minh (bao nhiêu phương pháp và phương pháp cụ thể nào) phải do mục đích thuyết minh quyết định.
– Ngoài mục đích làm rõ sự vật hiện tượng cần được thuyết minh việc sử dụng phương pháp thuyết minh còn phải làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng thú và trở nên hấp dẫn đối với người nghe, người đọc.
Ghi nhớ: SGK Ngữ văn 10 tập 2 trang 51.
IV. Luyện tập
Câu 1:
Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn đã cho là:
– Phương pháp chú thích: Hoa lan đã được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "nữ hoàng của các loài hoa".
– Phương pháp phân tích giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.
– Phương pháp nêu số liệu: (…) Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, về màu sắc.
–> Ngoài sự vận dụng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn: Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh và mang hoà sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.
Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loài hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam.
Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ, … nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.
Câu 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.
Gợi ý:
Đây là bài luyện tập mang tính tổng hợp nhưng chủ yếu là lựa chọn và sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí, có hiệu quả. Để bài viết hay cần:
– Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.
– Xác định mục đích thuyết minh.
– Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.
– Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân – kết quả để thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy, …