Soạn văn bài: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) Bố cục: gồm 2 phần – Phần 1 (từ Mặt trời đang mọc lên đến nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền): Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô. – Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến. Câu 1: Hình ảnh những vòng lượn của ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) Bố cục: gồm 2 phần – Phần 1 (từ Mặt trời đang mọc lên đến nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền): Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô. – Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến. Câu 1: Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại ...
Bố cục: gồm 2 phần
– Phần 1 (từ Mặt trời đang mọc lên đến nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền): Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô.
– Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến.
Câu 1:
Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý. Trước hết cho thấy, mặc dù đã ba ngày hai đêm đuổi theo con cá kiếm nhưng ông lão cũng chưa nhìn thấy con cá. Ông chỉ cảm nhận tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của nó và điều đó cũng cho thấy ông lão rất giàu kinh nghiệm. Mặc khác từ những vòng lượn đó mà ta hiểu được sự cố gắng của con cá, mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Con cá kiếm rất kiên cường.
Câu 2:
Cảm nhận về con cá được niêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. "Đến vòng lượn thứ ba" ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bóng của nó rất dài, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ, … từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó "phóng vút lên khỏi mặt nước", lúc đó nó mới "phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực" của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.
Câu 3:
– Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.
– Chi tiết:
+ Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ. => coi con cá như con người.
+ Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó.
+ Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó (con cá có thể lặn xuống làm đứt dây câu hoặc lật thuyền …)
+ …
– Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp.
+ Người đi câu – con mồi được câu.
+ Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài.
+ Hai người bạn cảm thông, chia sẻ.
+ Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp.
+ Ứng xử giữa con người và môi trường.
Câu 4:
– Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Thiên nhiên => thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh, tính chất kiêu hùng, kì vĩ của tự nhiên.
+ Cuộc sống => những chông gai, thử thách của cuộc đời.
+ Con người: ước mơ về thành quả lao động.
+ Nghệ thuật: ước mơ sáng tạo.
Đặc điểm của nghệ thuật tảng băng trôi qua đoạn trích:
– Phần nổi của "tảng băng trôi": hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.
– Phần chìm của "tảng băng trôi":
+ Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.
+ Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.
+ Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công.
+ Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng.
+ Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên.
+ Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống.