Soạn văn bài: Nói giảm nói tránh
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Nói giảm nói tránh I. Kiến thức cơ bản 1. Thế nào là nói giảm nói tránh – Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa. VD: "đi, chẳng còn" ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Nói giảm nói tránh I. Kiến thức cơ bản 1. Thế nào là nói giảm nói tránh – Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa. VD: "đi, chẳng còn" thay cho "chết" (Ông Hai đã ...
I. Kiến thức cơ bản
1. Thế nào là nói giảm nói tránh
– Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa.
-
VD: "đi, chẳng còn" thay cho "chết" (Ông Hai đã đi rồi.)
Khi biểu thị thái độ nhã nhặn, tránh thô tục, thiếu lịch sự, người sử dụng ngôn ngữ cũng thường dùng cách nói tránh.
-
VD: "Chưa được tốt" được dùng thay cho "học kém". (Cháu nhà tôi học chưa được tốt. )
2. Các cách nói giảm nói tránh
– Trong hoạt động giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng các từ đồng nghĩa để nói giảm nói tránh. Các từ Hán Việt thường được dùng trong trường hợp này để tránh gây những ấn tượng cụ thể
-
VD: Dùng "hi sinh" hay cho "chết"
Dùng cách phủ định từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa:
-
Ví dụ: "Chị ấy xấu" có thể thay bằng "Chị ấy không đẹp lắm".
– Dùng cách nói trống:
-
Ví dụ: "Ông ấy sắp chết" có thể thay bằng " Ông ấy chỉ … nay mai thôi".
II. Luyện tập:
Câu 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ thích hợp: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a. Khuya lắm rồi mời bà đi nghỉ.
b. Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé.
c. Đây là phần học của trẻ em khiếm thị.
Các em điền tiếp vào câu d, e.
Câu 2: Hãy tìm và phân tích biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau:
a. Gẫy cành thiên hương ~ nói về cái chết
b. Thôi rồi ~ sự hy sinh
c. Thanh bạch, tiềm tiệm ~ cái nghèo
d. Mất, về ~ cái chết
e. Lên đường theo tổ tiên ~ cái chết
Câu 3: Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
a. Cậu hôm nay mặc áo quần lòe loẹt quá.
Hôm nay cậu mặc quần áo hơi màu mè đấy.
b. Cái xe của cậu như đồ nhôm nhựa.
Cái xe của cậu nước sơn hơi bị mờ.
c. Bài tập làm văn của cậu viết dở lắm.
Bài tập làm văn của cậu viết chưa đạt được như mong muốn.
d. Cậu cút đi!
Cậu xem có nên ở đây nữa không?
e. Thái độ của anh bất lịch sự quá!
Thái độ của anh hơi quá mức đấy.
Câu 4: Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
Những tình huống giao tiếp cần nói đúng, nói thật thì không nên dùng lời nói giảm, nói tránh.