Soạn văn bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi Câu 1 (trang 152 sgk Tiếng Việt 4) : Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ? Trả lời: Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi Câu 1 (trang 152 sgk Tiếng Việt 4) : Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ? Trả lời: Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách mỗi nhân vật: a. ...
Câu 1 (trang 152 sgk Tiếng Việt 4) : Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?
Trả lời:
Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách mỗi nhân vật:
a. Giữa Lu-i Pa-xtơ và thầy Rơ-nê là quan hệ thầy trò.
– Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i thật ân cần trìu mến đủ thấy thầy rất yêu học trò.
– Lu-i trả lời câu hỏi của thầy rất lễ phép đủ cho thấy cậu là đứa bé ngoan biết kính trọng thầy giáo.
b. Giữa I-u-ra và tên sĩ quan phát xít là quan hệ thù địch tên sĩ quan phát xít xâm lược cướp nước còn chú bé yêu nước bị chúng bắt.
– Tên sĩ quan phát xít gọi chú bé là "thằng nhóc", là "mày" đủ thấy hắn hách dịch, xấc xược.
– I-u-ra trả lời ngắn ngủi, trống không đủ thấy chú bé yêu nước căm ghét khinh bỉ bọn xâm lược cướp nước.
Câu 2 (trang 153 sgk Tiếng Việt 4) : So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Trả lời:
Câu hỏi và các bạn dùng để hỏi ông cụ rất thích hợp. Vì nó bộc lộ sư kính trọng và lễ phép đối với người trên.