Soạn văn bài Tập làm văn: Thế nào là miêu tả
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Tập làm văn: Thế nào là miêu tả Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4) : Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Trả lời: Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi: a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Tập làm văn: Thế nào là miêu tả Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4) : Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Trả lời: Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi: a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì? ...
Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4) : Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi:
a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.
b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì?
Mở bài (Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống) Giới thiệu đồ vật được miêu tả: cái cối.
Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi… theo dõi từng bước anh đi…) Kết thúc bài văn: Tình cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ trong nhà trong đó có cái cối tân.
c. Phần mở bài giống phần mở bài trực tiếp, phần kết bài giống phần kết bài mở rộng trong văn kể chuyện đã học.
d. Trình tự của phần thân bài tả cái cối
Cái vành → cái áo → hai cái tai → lỗ tai: hàm ràng cối → dăm → đầu cần → cái chốt → dây thừng buộc cần.
– Xay lúa với u. Tiếng cối ù ù vui cả xóm.
Tả hình dáng bắt đầu từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó tả công dụng.
Câu 2 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4) : Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?
Trả lời:
Theo em, khi tả một đồ vật ta nên tả bao quát trước sau đó mới đi vào những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm đối với đồ vật đó.