25/05/2017, 11:23

Soạn văn bài: Khi con tu hú (Tố Hữu)

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Khi con tu hú (Tố Hữu) Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Nhan đề bài thơ là một vế phụ của một câu trọn ý. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thêm khao khát mãnh liệt cuộc ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Khi con tu hú (Tố Hữu) Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Nhan đề bài thơ là một vế phụ của một câu trọn ý. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thêm khao khát mãnh liệt cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Nhan đề bài ...


Đọc – hiểu văn bản

Câu 1:

Nhan đề bài thơ là một vế phụ của một câu trọn ý. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thêm khao khát mãnh liệt cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ đã được gợi mở mạch cảm xúc của bài.

Giá trị hoán dụ và giá trị liên tưởng của tiếng chim tu hú được gợi lên ngay từ đầu bài. Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng, tự do. Và vì thế, tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.

Câu 2:

Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

Tiếng chim tu hú đã thức dậy tấy cả, mở ra tất cả và bắt nhịp tất cả : mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do… trong cảm nhận của người tù. Khổ thơ thể hiện sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung yêu đời nhưng đang mất tự do và khát khao tự do cháy ruột.

Câu 3:

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

   Ta nghe hè dậy bên lòng
      ....
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. Ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.

Câu 4: Cái hay của bài thơ nằm trong hai mặt nội dung và nghệ thuật.

  • Bố cục chia làm hai phần : phần một tả cảnh trời đất vào hè và phần hai bộc lộ tâm trạng người tù, gộp thành một chỉnh thể thống nhất, truyền cảm. Cảnh đẹp (màu sắc tươi sáng, mùi vị ngọt ngào, âm thanh rộn rã…), dào dạt sức sống, rất gợi cảm, có hồn, tâm trạng sôi nổi và da diết.

  • Hình ảnh thơ phong phú, giàu chất hội họa.

  • Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt.

  • Giọng điệu tự nhiên, phù hợp với cảm xúc thơ : khi sôi nổi, khi dàn vặt, u uất…

0