25/05/2017, 11:05

Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1: Có thể chia đoạn trích thành 2 phần: Phần 1(Từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện: văn hóa, phong tục, truyền thống, địa lí, ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1: Có thể chia đoạn trích thành 2 phần: Phần 1(Từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện: văn hóa, phong tục, truyền thống, địa lí, lịch sử, …. Phần 2 (còn lại): tác giả ...


Câu 1: Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:

Phần 1(Từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện: văn hóa, phong tục, truyền thống, địa lí, lịch sử, ….

Phần 2 (còn lại): tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.

Câu 2: Cảm nhận về đất nước

– Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật đa dạng, trên nhiều bình diện, từ chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai), đến chiều rộng của không gian – địa lí và nhất là trong bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc. Cả ba bình diện ấy đều có sự gắn bó, thống nhất với nhau.

– Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại. Chiều sâu của lịch sử, truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước được gợi lên từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thống Hùng Vương, từ những câu ca dao quen thuộc. Đất nước là không gian sinh tồn của con người (Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn …). Nhưng sự trường tồn của Đất Nước lại chính là sự trường tồn của con người, qua con người (Nhưng ai đã khuất – Những ai bây giờ – Yêu nhau và sinh con đẻ cái – Gánh vấc phần người đi trước để lại – Dặn dò con cháu chuyện mai sau …).

Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.

   Đất nước là một nhân chứng đáng quý của mỗi người dân việt nam, ở phần 1 đất nước được cảm nhận qua rất nhiều những phương diện như lịch sử, văn hóa, hay chiều dài lịch sử… đất nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân, những hình ảnh quen thuộc của đất nước như hòn trống mái, hay núi vọng phu đây là những hình ảnh của địa danh ở việt nam,đất nước Việt Nam là một đất nước giàu tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đất nước là nơi vô cùng thiếng liêng những nó lại rất đỗi gần gũi với con người:

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
     ....
Hãy nhìn rất xa
Vào 4.000 năm Đất Nước

   Đất nước là một vị anh hùng: một minh chứng cho những vị anh hùng đã xả thân vì nghiệp lớn, đât nước là nơi đoàn kết gắn bó của nhân dân trong lao động sản xuất, hình ảnh đất nước được hiện lên trong ca dao tục ngữ mang đậm tính dân tộc sâu sắc, đất nước từ nhân dân do nhân dân và vì nhân dân mà ra tất cả đều phục vụ cho nhân dân, tư tưởng đất nước của dân là tư tưởng cốt yếu trong bài đất nước của Nguyễn Đình Thi.

   Đất nước của Nguyễn Đình Thi đã mang đậm tính chất lịch sử những bề dày lịch sử lâu dài gắn bó từ xưa đến nay, nó mang đậm vẻ đẹp của một dân tộc giàu truyền thống.

Câu 4:

– Đoạn thơ sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục, lối sống, …

– Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao: "yêu em từ thủa trong nôi"

   + Chủ yếu là sử dụng ý, hình ảnh ca dao, truyền thuyết để tạo lên hình tượng thơ mới, gần gũi và mới mẻ.

0