25/05/2017, 11:04

Soạn văn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Nếu bạn tập về nhà của bạn là một trong hai đề dưới đây thì bạn chọn một đề, sau đó nhấp chuột vào Gợi ý làm bài để hiển thị phần gợi ý. Nhấp chuột một lần để hiển thị gợi ý, nhấp chuột thêm lần nữa để ẩn phần gợi ý. Đề 1: Bình ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Nếu bạn tập về nhà của bạn là một trong hai đề dưới đây thì bạn chọn một đề, sau đó nhấp chuột vào Gợi ý làm bài để hiển thị phần gợi ý. Nhấp chuột một lần để hiển thị gợi ý, nhấp chuột thêm lần nữa để ẩn phần gợi ý. Đề 1: Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn ...

Nếu bạn tập về nhà của bạn là một trong hai đề dưới đây thì bạn chọn một đề, sau đó nhấp chuột vào Gợi ý làm bài để hiển thị phần gợi ý. Nhấp chuột một lần để hiển thị gợi ý, nhấp chuột thêm lần nữa để ẩn phần gợi ý.

Đề 1: Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

a. Mở bài

– Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.

– Trình bày cảm nhận chung của mình về ý kiến ấy.

b. Thân bài

– Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.

– Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Nghĩa là:

   + Văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó.

   + Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

Bình luận:

– Thạch Lam tự hào về vũ khí của mình.

   + Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.

   + Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.

   + Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.

– Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ.

   + Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.

   + Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đã phá và xây dựng tâm hồn).

   + Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.

c. Kết bài

– Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.

– Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.

Đề 2: Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

a. Mở bài

– Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).

– Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b. Thân bài

– Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" đưa đến sự thành công của thơ ông.

– Chứng minh: có toàn tâm, toàn ý với cách mạng mới luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan với đau khổ và sướng vui trên những chẳng đường lịch sử của đất nước. Tâm tư, tình cảm chân thành, sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.

   Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, …

– Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.

c. Kết bài

Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.

0