Soạn văn bài: Danh từ
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Danh từ I. Đặc điểm của danh từ Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu. Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Danh từ I. Đặc điểm của danh từ Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu. Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện ...
I. Đặc điểm của danh từ
Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:
-
Danh từ chỉ người như: vua.
-
Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.
Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó
Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
-
Làng em có mái đình cổ kính.
-
Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.
-
Con cóc là cậu ông trời.
-
Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.
-
Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Câu 2:
-
Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
-
Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
-
Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông – không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ – được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến – có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường – được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3:
-
Câu (1) đúng, câu (2) sai.
-
Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
III. Luyện tập
Câu 1:
Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,…
Đặt câu:
-
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam
-
Sách là người bạn của con người.
-
Mẹ mua cho em một cây bút mới.
-
Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.
Câu 2:
-
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,… ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)
-
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,… ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)
Câu 3:
-
Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,…
-
Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, …
– Đặt câu:
-
Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.
-
Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.
Câu 5:
-
Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, …
-
Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, …