Soạn văn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút – Phạm Đình Hổ)
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút – Phạm Đình Hổ) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được được miêu tả thông quan những cảnh và những việc cụ thể: Việc xây dựng đình đài và ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút – Phạm Đình Hổ) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được được miêu tả thông quan những cảnh và những việc cụ thể: Việc xây dựng đình đài và thú ngao du vô độ Miêu tả tỉ mỉ ...
Soạn văn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút – Phạm Đình Hổ)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được được miêu tả thông quan những cảnh và những việc cụ thể:
-
Việc xây dựng đình đài và thú ngao du vô độ
-
Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh
-
Việc thu sản vật, thứ quý; Việc bày vẽ trang trí trong phủ gây phiền nhiễu, tốn kém.
Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa: "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.". Cảm nhận của tác giả về cái "triệu bất tường" mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.
Câu 2:
Bọn quan hầu cận trong phủ chúa, I thé mà làm càn, tác oai tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành động vừa ăn cắp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp của tới hai lần, bằng không thì phải tự tay hủy bỏ của quý của mình. Đó là điều hết sức vô lí, bất công.
Trong đoạn văn tác giả kể lại một sự việc đã xảy ran gay tại gia đình mình để tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết phong phú, sinh động. Cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua sự việc một cách kín đáo.
Câu 3: Sự khác nhau giữa thể tùy bút và truyện là:
-
Tuỳ bút là thể văn dùng để ghi chép những con người và sự việc cụ thể, có thực, qua đó người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Truyện là thể văn phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
-
Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật; cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc; nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí,… Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả.
II. Luyện tập
Qua bài chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh và bài đọc thêm có thể thấy được phần bào hiện thực đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh (cuối thế kỉ XIII). Đó là thời kì chế độ phong kiến mục rỗng, thối nát. Vua chúa, quan lại chỉ lo ăn chơi hưởng lạc vơ vét của cải không chăm lo đến kinh tế. Đời sống nhân dân loạn lạc đói kém, vô cùng cơ cực. Những chi tiết chân thực được tác gia miêu tả đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc.