25/05/2017, 11:17

Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) I. Tạo từ ngữ mới Câu 1: Điện thoại di động: điện thoại nhỏ, không dây, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của hãng cho thuê bao. Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, giao dịch, phân phối các sản phẩm có ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) I. Tạo từ ngữ mới Câu 1: Điện thoại di động: điện thoại nhỏ, không dây, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của hãng cho thuê bao. Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, giao dịch, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. ...


I. Tạo từ ngữ mới

Câu 1:

  • Điện thoại di động: điện thoại nhỏ, không dây, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của hãng cho thuê bao.

  • Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, giao dịch, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

  • Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm của trí tuệ được pháp luật phân định.

  • Đặc khu kinh tế: khu vực kinh tế ưu đãi, dành riêng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu 2:

Những từ ngữ trong tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình X + tặc< là: không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc,…

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Câu 1: Những từ Hán việt trong đoạn trích.

  • a. Thanh minh, tiết, tào mộ, hội, đạp thanh, yên thanh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

  • b. Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.

Câu 2:

  • a. AIDS: Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.

  • b. Marketing: nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,…

Những từ ngữ này có nguồn gốc là từ ngữ của nước ngoài. Đời sống xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, giao lưu quốc tế không ngừng được mở mang. Khi những khái niệm mới xuất hiện mà bản ngữ không có từ ngữ tương đương để biểu thị thì một trong những hình thức tích cực nhất là mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị. Cách làm này phù hợp với bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay.

III. Luyện tập

Câu 1:

  • X + nghiệp: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp,…

  • X + viện: thư viện, học viện, bệnh viện, thẩm mĩ viện, ảnh viện,…

  • X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, hiện đại hoá, thị trường hoá,…

Câu 2:

  • Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa được người tiêu dùng biết biết trên thị trường.

  • Hiệp định khung là hiệp định có tính chất nguyên tắc chung về một vấn đề lớn, được kí kết thường là giữa hai chính phủ, có thể dựa vào đó triển khai và kí kết những vấn đề cụ thể.

  • Cầu truyền hình là hình thức xem truyền hình tại chỗ, có thể đối thoại trực tiếp với nhau thông qua Camera tại các khoảng cách xa nhau

  • Đa dạng sinh học là phong phú về ren, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.

  • Đường cao tốc là xe được chạy trên đường với tốc độ cao mà không vị phạt và được thiết kế riêng cho những xe có tốc độ trên 100 km / giờ.

Câu 3:

  • Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

  • Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô.

Câu 4: Từ vựng được phát triển bằng những hình thức:

  • Phát triển nghĩa của từ.

  • Phát triển về số lượng từ ngữ: tạo từ ngữ mới hoặc mượn tiếng nước ngoài.

  • Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Do tự nhiên, xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

0