Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) Câu 1: * Bài chiếu gồm có 3 phần: – Phần mở đầu (từ đầu đến "… ý trời sinh ra người hiền vậy"): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài. – Phần nội dung (tiếp theo đến "… vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) Câu 1: * Bài chiếu gồm có 3 phần: – Phần mở đầu (từ đầu đến "… ý trời sinh ra người hiền vậy"): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài. – Phần nội dung (tiếp theo đến "… vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn ...
Câu 1:
* Bài chiếu gồm có 3 phần:
– Phần mở đầu (từ đầu đến "… ý trời sinh ra người hiền vậy"): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.
– Phần nội dung (tiếp theo đến "… vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.
– Phần kết (còn lại): Lời bố cáo.
* Nội dung chính của bài: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Có thể thấy mấy điểm nổi bật như:
– Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.
– Cho phép tiến cử người hiền.
– Cho phép người hiền tự tiến cử.
Câu 2:
– Đối tượng của bài viết là các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.
– Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh phải suy nghĩ. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Và tất nhiên, cuối cùng không thể thiếu chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.
– Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung)
– Các từ ngữ dùng trong bài tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng.
Câu 3: Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung qua bài chiếu:
– Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.
– Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.
– Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.
Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn.