Soạn văn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh I. Kết cấu của văn bản thuyết minh Câu 1: a. Xác định đối tượng, mục đích thuyết mình của từng văn bản: * Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: – Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. – Mục đích: nhằm giới ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh I. Kết cấu của văn bản thuyết minh Câu 1: a. Xác định đối tượng, mục đích thuyết mình của từng văn bản: * Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: – Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. – Mục đích: nhằm giới thiệu ...
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh
Câu 1:
a. Xác định đối tượng, mục đích thuyết mình của từng văn bản:
* Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
– Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
– Mục đích: nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hoá của nó trong đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Văn bản Bưởi Phúc Trạch:
– Đối tượng: bưởi Phúc Trạch – một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.
– Mục đích: giúp người đọc hình dung, cảm nhận được đặc điểm (hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, giá trị bổ dưỡng) của bưởi Phúc Trạch.
b. Các ý chính của từng văn bản:
* Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
– Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.
– Diễn biến lễ hội:
-
Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối, nấu cơm.
-
Chấm thi: các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm để đảm bảo chính xác, công bằng.
– Ý nghĩa văn hoá của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động.
* Văn bản Bưởi Phúc Trạch:
– Về hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.
– Về hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.
– Về sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.
– Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
c. Về cách sắp xếp ý của hai văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc Trạch.
– Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.
– Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).
d. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:
-
Kết cấu theo trình tự thời gian
-
Kết cấu theo trình tự không gian
-
Kết cấu theo trình tự logic
-
Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
II. Luyện tập
Câu 1:
Khi thuyết minh bài "Tỏ lòng" (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão nêu chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. Kiểu kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nó. Các ý chính:
– Giới thiệu về tác giả
– Thuyết minh về thời điểm ra đời của bài thơ
– Nội dung của bài thơ
-
Câu 1, 2: Niềm tự hào về mình và quân đội của mình
-
Câu 3,4: Khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả
– Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ.
Câu 2:
Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước, có thể giới thiệu dựa theo gợi ý sau:
– Giới thiệu chung về di tích hoặc thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật,…
– Thuyết minh cụ thể về đặc điểm, giá trị các mặt của di tích hoặc thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu,…
Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ lôgic,… hoặc phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên các trình tự kết cấu.
– Khẳng định, nhấn mạnh về đặc điểm cũng như giá trị của đối tượng đã thuyết minh.