Soạn văn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh III. Luyện tập Lập dàn ý cho các đề văn thuyết minh sau: Đề 1: Giới thiệu một tác giả văn học. 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán,…) 2. Thân bài: – Cuộc đời và sự ... ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh III. Luyện tập Lập dàn ý cho các đề văn thuyết minh sau: Đề 1: Giới thiệu một tác giả văn học. 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán,…) 2. Thân bài: – Cuộc đời và sự ...
III. Luyện tập
Lập dàn ý cho các đề văn thuyết minh sau:
Đề 1: Giới thiệu một tác giả văn học.
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán,…)
2. Thân bài:
– Cuộc đời và sự nghiệp văn học:
-
Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…
-
Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.
– Phong cách nghệ thuật:
-
Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.
-
Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.
3. Kết bài:
– Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.
– Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…
Đề 2: Giới thiệu một tấm gương học tốt.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về gương học tốt (là ai ? ở đâu ?… ).
2. Thân bài:
– Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,…
– Quá trình phấn đấu trong học tập.
– Những kết quả học tập tốt.
….
3. Kết bài:
– Khẳng định về tấm gương học tập.
– Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.
Đề 3: Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp).
1. Mở bài: Giới thiệu chung về phong trào (Là phong trào gì, trong lĩnh vực hoạt động nào, diễn ra ở đâu ?).
2. Thân bài:
– Phong trào đã được phát động, hưởng ứng ra sao ?
– Diễn biến của phong trào.
– Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào.
….
3. Kết bài: Ý nghĩa của phong trào.
Đề 4: Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
1. Mở bài: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
2. Thân bài:
– Mô tả quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập): bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước, các giai đoạn, các quá trình,…) ra sao ?
– Sản phẩm của quy trình sản xuất(hoặc kết quả của một quá trình học tập) là gì, chất lượng, giá trị ra sao ?
….
3. Kết bài: Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập).