Soạn văn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội I. Kiến thức cơ bản 1. Từ ngữ địa phương a. Từ ngữ địa phương là gì? Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau, trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội I. Kiến thức cơ bản 1. Từ ngữ địa phương a. Từ ngữ địa phương là gì? Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau, trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân sử dụng một cách thống nhất. ...
I. Kiến thức cơ bản
1. Từ ngữ địa phương
a. Từ ngữ địa phương là gì?
-
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau, trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân sử dụng một cách thống nhất.
-
Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ:
-
Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…
-
Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), …
-
Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …
b. Các kiểu từ ngữ địa phương
– Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
-
Từ "ngô" là từ sử dụng phổ biến trong toàn dân.
-
Các từ "bắp, bẹ" là từ địa phương.
– Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
Ví dụ:
-
Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u.
-
Trung Bộ: nhút, chẻo – nước mắm.
2. Biệt ngữ xã hội
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xây dựng nhất định.
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng có hai từ: "mẹ, mợ" là tiếng gọi "mẹ" trước Cách mạng tháng Tám ở tầng lớp thượng lưu trong thành phố Hà Nội, Nam Định (kể cả tiếng gọi cha bằng "cậu").
b. "Ngỗng" là bài tập làm văn chỉ đạt điểm 2 (thai hình dáng con ngỗng), còn "trúng tủ" là bài tập làm văn hay bài tập nào đó (đề văn, câu hỏi) rơi vào đúng phần ôn tập, đã học kĩ, thuộc bài. Các từ này thường được giới học sinh dùng.
c. Lưu ý: Biệt ngữ khác với từ nghề nghiệp: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này chủ yếu được lưu hành và sử dụng trong những người cùng làm một nghề.
Ví dụ:
-
Nghề dệt: xa, ống, suốt, thoi, go, hồ sợi, đánh suốt, sợi mộc, sợi hồ, ….
-
Nghề làm mòn: móc, lá, vanh, bắt vanh,…
3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Câu 1: Từ địa phương này gây khó hiểu cho những người ở địa phương khác, cho nên, khi giao tiếp với người địa phương khác nên tránh dùng từ địa phương và thay bằng từ toàn dân. Nhưng trong văn thơ, dùng từ địa phương đúng chỗ và đúng mức có thể tạo cho tác phẩm có những màu sắc riêng thú vị.
Câu 2: Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, do ảnh hưởng của ngôn ngữ văn học, một số từ địa phương bị hạn chế phạm vi sử dụng. Ngược lại, một số từ địa phương dần dần trở thành từ toàn dân. Các từ trong đoạn thơ của Hồng Nguyên và Nguyên Hồng thật ra cũng đã dể hiểu như: tui (tôi), ví (với), hiện chừ (bây giờ), ra ri (như thế này).
Các từ "dằm thượng" (túi áo trên), mõi (lấy trộm) là tiếng lóng riêng của một lớp người nào đó. Đó là biệt ngữ xã hội.
II. Rèn luyện kỹ năng
Câu 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).
Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mẵng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng.
Câu 2: Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.
-
Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …
-
Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)…
Đặt câu: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.
Câu 3: Từ toàn dân tương ứng với:
a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng – trăng; thấm chớp – sấm chớp, thâu róm – sâu róm.
b. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai – anh cả; bàn ủi – bàn là; cây viết – cây bút; đậu phộng – đậu tương; hột gà – trứng gà …
c. Từ địa phương Trung Bộ: nác – nước, tru – trâu, nỏ – không, thẹn – xấu hổ.
Câu 4: "Khái" là từ địa phương miền Trung Trung Bộ, cọp là từ toàn dân, hổ là từ toàn dân.