16/05/2018, 15:05

Soạn văn 10: Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

.Đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích. ...

.Đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

Đề 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương.

1. Mở bài: Giới thiệu

- Nằm trong núi đá vôi, rừng nhiệt đới, ...

- Hệ thống hang động đẹp lộng lẫy, ...

- Con sông ngầm dài nhất thế giới

2. Thân bài

Vị trí - đặc điểm:

- Núi đá vôi, Kẻ Bàng, cách Đồng Hới 50km về phía Tây ...

- Nhiều nhánh, dài trên 20k, ...

- Mới khám phá nhánh dài nhất là một phần sông ngần Nậm Aki, sông Son là một phần lộ ra mặt đất.

- Động Phong Nha, Động Răng Gió.

Du lịch:

- Chèo thuyền

- Mùa mưa sông Son dâng nước cao khuất cửa hang không thể tham quan

Tương truyền trong lịch sử:

- Hơn 100 năm trước, vua Hàm Nghi ẩn mình nơi đây cùng cận thần ra chiếu Cần Vương

Miêu tả động:

- Cửa động rộng 20m, cao 10m, có nhủ đá ...

- Động chính gồm: 14 buồng, nối thành hành lang dài 1500m ...

- Ngược dòng lên 800m từ cổng là hang nước cạn ...

3. Kết bài

- Động nằm trong rừng nguyên sinh Kẻ Bàng: còn nguyên sơ, tinh khôi ...

- Tham quan, bảo tồn món quà mà thiên nhiên đã ban tặng.

Đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

1. Mở bài

Giới thiệu về loại hình ca nhạc hay sân khấu mà ta định giới thiệu là gì (quan họ, tuồng, chèo, hát ví, hát xoan, hát trống quân, ...)

2. Thân bài

- Trong tổng thể văn hoá nó thuộc về văn hoá dân gian hay văn hoá hiện đại? Điểm đặc biệt nhất của loại hình ca nhạc hay sân khấu đó là gì? (quan họ, si, lượn, thổn thức, trong sáng, ...)

- Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

    + Loại hình nhạc (sân khấu) đó xuất phát ở đâu? Vùng đất ấy có đặc điểm như thế nào?

    + Nét sinh hoạt văn hoá đó thường diễn ra ở đâu? (Trong lao động hay trong mùa lễ hội)

    + Đặc điểm nội dung các câu hát, điệu hát là gì? Cách phối khí ra sao? Trang phục của người diễn có gì đặc biệt? ...

    + Đánh giá vai trò, vị trí của loại hình nhạc (sân khấu) có trong đời sống văn nghệ nói riêng và đời sống tinh thần của dân tộc nói chung.

3. Kết bài

Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hoá tinh thần đó là là?

Đề 3: Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

- Ngành thủ công (hoặc đặc sản, hoặc nét văn hóa ẩm thực) mà bạn muốn giới thiệu là gì? Nó là sản phẩm của quê hương bạn hay của vùng miền khác?

- Đánh giá khái quát vai trò của nó đối với xã hội (ngành thủ công) hoặc với kho tàng văn hóa ẩm thực nói chung.

- Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống hay có đặc sản, có nét văn hóa ẩm thực đó.

- Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

Với ngành thủ công, có thể thuyết minh về:

    + Nguồn gốc hình thành nghề thủ công đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

    + Sản phẩm của ngành thủ công đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

    + Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những "bí quyết nhà nghề" có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

    + Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? ...)

Với các loại đặc sản hay nét văn hóa ẩm thực có thể thuyết minh về:

    + Quá trình tạo nên sản phẩm (cũng cần chú ý những "bí quyết" riêng).

    + Cách thưởng thức sản phẩm đó như thế nào để nó trở thành một nét văn hóa.

    + Đánh giá chung về ý nghĩa, vai trò của đối tượng vừa được thuyết minh.

Đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

1. Mở bài

Giới thiệu tên, địa danh, thời gian mà lễ hội diễn ra.

2. Thân bài

- Điểm độc đáo của lễ hội là gì? (Ví dụ: lễ hội chợ Viềng (Nam Định), mỗi năm chỉ họp một phiên, ...)

- Giới thiệu cụ thể về lễ hội:

    + Nguồn gốc của lễ hội (gắn với những sự tích hay sự kiện gì đặc biệt.)

    + Miêu tả tóm tắt những nghi thức và các trò chơi có tính truyền thống trong lễ hội. Chú ý nêu những ý nghĩa của các nghi thức trong xã hội.

    + Nét đặc trưng của lễ hội này (để phân biệt với các lễ hội khác) là ở những điểm gì?

    + Lễ hội trong thời đại đã có những thay đổi gì ra sao?

    + Lễ hội trong con mắt du khách, ...

3. Kết bài

Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội văn hoá ấy, ...

Sachbaitap.com

0