23/04/2018, 22:12

Soạn bài Ý nghĩa văn chương (ngắn gọn) - Hoài Thanh

I. Đọc – hiểu văn bản: Câu 1: *Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài. Câu 2: Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống…tạo ra sự sống…”. *Giải thích và dẫn chứng để làm ...

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

*Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

Câu 2:

Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống…tạo ra sự sống…”.

*Giải thích và dẫn chứng để làm rõ các ý đó:

- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”:  Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, nó phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.

Ví dụ: 

“Gió đưa cánh trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mùng khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

- Văn chương còn tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết được cuộc sống trong ước mơ của con người:

Ví dụ: Con người muốn có sức mạnh để chống lại thiên tai, lũ lụt như Sơn Tinh.

Câu 3:

*Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; giúp con người có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp.

Câu 4:

a. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận: văn chương vì nó bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b. Văn bản nghị luận của Hoài Thanh có đặc sắc: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Ví dụ: Đoạn mở đầu: “Người ta kể chuyện đời xưa…nguồn gốc của thi ca”.

II. LUYỆN TẬP:

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” . Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh:

- Trước hết, văn chương gây cho ta những tình cảm không có:

Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, tính quyết đoán…tùy theo tính cách, cá tính của từng người đọc.

Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí: đã hình thành cho ta tình cảm thương xót, nỗi ân hận và sự vị tha.

- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:

Rèn luyện cái đã có tức là bản thân ta từ trước đã có rồi. Tức là, khi chưa đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”, ta cũng đã có những tình cảm: thương xót một ai đó, ân hận khi làm một việc gì đó sai, tha thứ cho một người khác nhưng khi đọc ta sẽ nhận ra nó rõ hơn mà không bị che lấp bởi những cảm xúc khác. 

Zaidap.com

0