Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản (ngắn gọn)
I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN Câu 1. Văn bản đã cho gồm hai ý chính: - Khái quát tác giả Ngô Tất Tố. - Giá trị cơ bản tác phẩm Tắt đèn. Câu 2. Một đoạn văn có thể nhận biết dựa vào chữ viết hoa thụt đầu dòng của đoạn và dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường do nhiều ...
I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN
Câu 1.
Văn bản đã cho gồm hai ý chính:
- Khái quát tác giả Ngô Tất Tố.
- Giá trị cơ bản tác phẩm Tắt đèn.
Câu 2.
Một đoạn văn có thể nhận biết dựa vào chữ viết hoa thụt đầu dòng của đoạn và dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành thể hiện một ý tương đối trọn vẹn.
Câu 3.
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định tương đối hoàn chỉnh, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường có nhiều câu tạo thành.
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
Câu 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
a. Từ ngữ chủ đề ở đoạn 1 : Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, Tác phẩm chính của ông.
b. câu chủ đề văn bản trong đoạn 2 : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Ta biết đó là câu chủ đề của đoạn vì nó nêu khái quát nội dung của đoạn, ngắn gọn và đứng ở cuối đoạn.
c. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ thường lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Câu 2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
a.
- Đoạn 1: Không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề, trình bày song hành.
- Đoạn 2: Câu chủ đề ở cuối đoạn, trình bày quy nạp.
- Đoạn 3: Câu chủ đề ở đầu đoạn, trình bày diễn dịch.
b.
- Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn “Như vậy, lá cây có màu xanh...”.
- Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự quy nạp.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1:
Văn bản đã cho có thể chia thành 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:
- Ý 1: Thầy đồ lười lấy văn tế ông thân sinh chép lại đưa chủ nhà tế vợ.
- Ý 2: Sự việc xảy ra và cãi vã.
Câu 2: Cách trình bày nội dung các đoạn văn.
Đoạn văn Vị trí câu chủ đề Cách trình bày nội dung
a. Đầu đoạn diễn dịch
b. Không có song hành
c. Không có song hành
Câu 3:
- Đoạn văn diễn dịch:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
- Đoạn văn quy nạp:
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được khẳng định trong những cuộc kháng chiến vĩ đại, gắn với những tên tuổi ấy.
Câu 4:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (quy nạp)
Thành công là đạt được mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống của mình. Thất bại đối lập với thành công, là vấp ngã, là không đạt được kết quả như mong muốn. “Thất bại là mẹ thành công” là một câu tục ngữ cô đọng, sâu sắc, là lời khuyên chân thành đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn rằng thất bại chính là con đường dẫn đến thành công.
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.
Vì sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Mới nghe tưởng chừng mâu thuẫn nhưng không phải vậy, nó rất chính xác. Sau mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới thành công.
Zaidap.com