27/04/2018, 15:45

Soạn bài Vội vàng SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét sau : “ Vội vàng của Xuân Diệu có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí”. ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét sau : “ Vội vàng của Xuân Diệu có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí”.

1. Qua cách nhìn của Xuân Diệu trong bài Vội vàng, thiên nhiên và sự sống quanh ta hiện ra như thế nào ? Những hình ảnh nào đã dệt nên bức tranh thiên nhiên và sự sống đó ? Hãy chỉ ra tính chất chung của những hình ảnh ấy.

Trả lời:

 Bài tập này có ba yêu cầu:

a) Thấy được thiên nhiên và sự sống quanh ta, qua cách nhìn của Xuân Diệu, hiện ra như thế nào.

b) Chỉ ra những hình ảnh nào đã dệt nên bức tranh thiên nhiên và sự sống đó.

c)  Nêu tính chất chung của những hình ảnh ấy.

- Với yêu cầu a, cần đọc kĩ đoạn đầu của bài thơ để thấy được : Qua cách nhìn của Xuân Diệu, thiên nhiên và sự sống quanh ta thật tươi đẹp, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất. Có thể nói, Xuân Diệu đã phát hiện ra có một thiện đường ngay trên mặt đất này, khống xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, ở ngay trong tầm tay với của mỗi chúng ta.

- Với yêu cầu b, cần nhận ra : Những hình ảnh đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ánh sáng chóp hàng mi, cặp môi gần,... đã dệt nên bức tranh thiên nhiên và sự sống tươi đẹp đó.

- Với yêu cầu c, cần thấy, nét chung của những hình ảnh nói trên là đẹp, tươi, tràn trề sức trẻ và đầy quyến rũ.

2. Đâu là nét mới mẻ trong quan niệm về thời gian, quan niệm sống của Xuân Diệu được thể hiện trong bài thơ này ? Quan niệm sống đó có tích cực không ?

Trả lời:

Bài tập này có ba yêu cầu :

a)  Chỉ ra được nét mới mẻ trong quan niệm về thòi gian của Xuân Diệu.

b) Hiểu được nét mới trong quan niệm sống của nhà thơ.

c) Nhận xét quan niệm sống đó của Xuân Diệu có tích cực không.

- Với yêu cầu a, cần thấy : Xuân Diệu quan niệm thời gian không phải là tuần hoàn mà là tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Thời gian trôi chảy rất nhanh, và theo cái đà trôi đó, cả thiên nhiên và sự sống của con người đều không thể tránh khỏi viễn cảnh héo úa, tàn phai. Thời gian thật là khắc nghiệt, đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi. Nhà thơ đã nhìn thời gian qua lăng kính của một “cái tôi” cá nhân yêu đời, ham sống Với Xuân Diệu, thòi gian đời người không đồng nhất với thời gian vũ trụ. Vũ trụ có thể tồn tại vĩnh viễn, mùa xuân có thể tuần hoàn, nhưng “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

-  Với yêu cầu b, cần thấy, đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Phải biết yêu cuộc sống hiện tại, cuộc đời nơi trần thế. Phải biết nâng niu, quý trọng từng giây, từng phút của tuổi trẻ và tình yêu ; phải chủ động chạy đua với thời gian để chiến thắng nó.

- Với yêu cầu c, cần hiểu rằng, quan niệm sống nói trên của Xuân Diệu một thời đã từng bị phê phán. Giờ đây, cần thấy quan niệm sống của ông là tích cực, thấm đẫm tinh thần nhân văn.

3. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét sau : “ Vội vàng của Xuân Diệu có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí”.

Trả lời:

Để làm được bài tập này, cần tập trung làm rõ một số ý sau :

-  Giải thích nhận xét trong đề bài :

+ Mạch cảm xúc : là sự tiếp nối những trạng thái tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong suốt bài thơ : ước muốn, khát khao cháy bỏng (khổ thơ đầu) ; say mê, ngây ngất (khổ thơ thứ hai) ; buồn, sợ hãi, tiếc nuối (khổ thơ thứ ba) ; hăm hở, vội vàng, cuống quýt (khổ thơ cuối).

+ Mạch luận lí : sự liên kết, móc nối về ý trong việc thể hiện, bày tỏ quan niệm của nhà thơ : sống mãnh liệt, hết mình, chói sáng.

+ Sự kết họp nhuần nhuyễn: là sự hoà quyện tự nhiên, hài hoà, lôgíc và hiệu quả giữa dòng chảy của những tình cảm, cảm xúc, trạng thái tâm hồn Xuân Diệu với những lí giải của ông về triết lí sống “vội vàng”.

- Phân tích :

+ Khát khao níu giữ thời gian, hương sắc, vẻ đẹp của cuộc sống.

+ Nhận thấy quy luật tất yếu của thời gian là sự chảy trôi không bao giờ trở lại kéo theo sự phôi pha của cảnh vật theo thời gian.

+ Giải pháp dung hoà giữa ước muốn níu giữ thời gian, hương sắc của cuộc sống với sự không trở lại của thời gian : cuộc sống đầy quyến rũ, lôi cuốn mà đời người lại ngắn ngủi, dòng thời gian vẫn chảy trôi không dừng lại, cho nên con người phải chọn cách sống nhanh, sống sôi nổi, nhiệt tình, sống có ý nghĩa.

- Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu, thể hiện được quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ, khát khao, ý thức sống của nhà thơ, đồng thời cho thấy sự kết họp nhuần nhuỵ giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo của nhà thơ về nghệ thuật.

(Vũ Thị Hồng Thắm soạn)

4. Nét đặc thù về nhịp điệu của bài thơ ? Tác giả sử dụng những thủ pháp nào để tạo ra nhịp điệu ấy ?

Trả lời:

Bài tập này có hai yêu cầu :

a) Nhận ra nét đặc thù về nhịp điệu của bài thơ.

b) Hiểu được nhà thơ đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để tạo ra nhịp điệu ấy.

- Với yêu cầu a, cần thấy nét riêng về nhịp điệu của bài thơ là nhanh, vội vã, gấp gáp. Đó chính là nhịp điệu của cuộc sống vội vàng.

- Với yêu cầu b, cần phải thấy, tác giả đã dùng nhiều thủ pháp để tạo nên nhịp điệu ấy : thể thơ biến đổi một cách linh hoạt; hình thức điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp ; sử dụng linh hoạt, xen kẽ các kiểu câu miêu tả, cảm thán, nghi vấn ; nhịp ngắt trong từng câu thơ luôn thay đổi phù họp với cảm xúc, tâm trạng.

5. Ngoài những câu thơ trong bài này, anh (chị) còn biết những câu thơ nào của Xuân Diệu nói về quan niệm sống “vội vàng” ?

Trả lời:

Bài tập này yêu cầu anh (chị) tìm những câu thơ trong các bài thơ khác nói về quan niệm sống “Vội vàng” của Xuân Diệu. Có thể đọc các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám để tìm ra những câu thơ đó.

6. Phân tích đặc sắc của bài thơ Vội vàng.

Trả lời:

Có thể tham khảo bài viết dưới đây :

Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài chân viết về Xuân Diệu trong Thi nhân Việt nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Đó đúng là đặc sắc chủ yếu của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Đặc sắc đó thể hiện rõ nhất ở bài Vội vàng.

Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu diễn tả các ý muốn có vẻ kì lạ và ngông cuồng :

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất,

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Đó là hương và mầm của mùa xuân. Những câu thơ tiếp theo là những câu tả mùa xuân. Trước Xuân Diệu chưa có nhà thơ nào tả mùa xuân như vậy. Ý nói, lời nói về cảnh sắc và âm thanh của mùa xuân. Chú ý vị trí và cách sử dụng các từ ngữ : của, này đây,... :

Của ong bướm này đây tuần tháng mật ;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì , 

Này đây lá của cành tơ phơ phất ;

Của yến anh này đây khúc tình si ;

Có lẽ mới nhất là mấy câu thơ sau đây :

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa ,

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ;

Dễ thấy câu thứ ba trên đây là một câu thơ táo bạo trong sự so sánh của nó, một sự so sánh thiên về cảm giác. Song chính câu thơ thứ nhất và thứ hai trên đây mới đặc sắc. Nhà thơ ví mỗi buổi sớm mùa xuân thức dậy, mở mắt ra thì đó là “ánh sáng chóp hàng mi”, “thần Vui hằng gõ cửa”. Đó là những ý thơ vừa mới mẻ vừa tưoi đẹp. Trong một bài thơ khác, Xuân Diệu có lặp lại hình tượng này khi nói đến tình yêu :

Tà áo mới cũng say mùi gió nước

Rặng mi dài xao động ánh dương vui.

(Xuân đầu)

Trong đoạn thơ trên, cảm hứng và tư tưởng chính của bài thơ tập trung ở câu thơ đặc biệt này :

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Trước Xuân Diệu không lâu, Thế Lữ có bài thơ Khúc ca hoài xuân (Tiếc mùa xuân) mà khổ thơ đầu tả mùa hạ :

Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát,

Giọng chim khuyên ca ánh sáng mặt trời.

Gió nắng reo trên hồ sen rào rạt.

Mùa xuân còn, hết ? Khách đa tình ơi !

Xuân Diệu nói ngược, nói khác với bài thơ của Thế Lữ và nhà thơ giải thích :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Xuân tàn, hạ tới, thu hết, đông sang, xưa nay thơ đã nói nhiều ý đó. Thế Lữ cũng chưa nói khác, dù lời thơ mới mẻ, phong phú, sôi động hơn. Song đến Xuân Diệu mói thấy được “phép biện chứng’' của mùa xuân : cùng một lúc nhà thơ thấy xuân đương tới và xuân đương qua, xuân còn non và xuân sẽ già.

Cảm hứng về thời gian của Xuân Diệu mới mẻ đã đổi khác, “hiện đại” hơn.

Cảm hứng về thời gian đó dẫn đến cảm hứng về cuộc đời. Nhiều nhà thơ trước đây đều đã thấy sự ngắn ngủi của đời người. Cái mới của Xuân Diệu là còn thấy sự ngắn ngủi của tuổi trẻ :

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian...

Từ đó, nhà thơ tiếc mùa xuân, tuổi trẻ ngay đang giữa mùa xuân, tuổi trẻ :

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chảng hai lần thắm lại.

Tiếc mùa xuân, tiếc tuổi trẻ cũng ỉà tiếc sự sống, tiếc cuộc sống. Đó tức cũng là lòng yêu đời, lòng ham sống. Xuân Diệu diễn tả rất sâu, rất hay, rất mãnh liệt và thiết tha tình cảm đó bằng những âm thanh, màu sắc, hình thể của mùa xuân :

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chàng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Đó là những câu thơ rất trẻ, rất đẹp, thể hiện cao độ tình yêu đời, ham sống của nhà thơ. Nhà thơ còn dùng hình tượng : đất trời, năm tháng, núi sông để làm cho ý thơ thêm rộng lớn :

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

Bước đi của thời gian tuy âm thầm mà mãnh liệt không gì ngăn được ! Trước và sau Xuân Diệu, chưa ai diễn tả được cảm hứng này như Xuân Diệu.

Cảm nhận về thòi gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ, về cuộc đời như trên dẫn nhà thơ đến một thái độ sống đặc biệt. Đó là sự “vội vàng” :

Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

...

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

Lại những câu thơ vừa cực tả vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân, vừa cực tả lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, say mê của nhà thơ. Để diễn tả những điều đó, nhà thơ dùng những từ ngữ, hình tượng thiên về cảm giác và hành động : ta muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn say, ta muốn thầu trong một cái hôn nhiều, cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no /zể,.. và cuối cùng : ta muốn cắn... Tuy vậy, cần thấy rằng nhà thơ rất biết giới hạn niềm say mê nồng nhiệt của mình, không để rơi vào sự rồ dại, thác loạn.

Đúng như lời Hoài Thanh nhận xét : “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của ' mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.” Thơ Xuân Diệu sọng động như chính sự sống. Qua thơ Xuân Diệu, ta cũng thấy rõ sức sống của tiếng nói Việt Nam, câu thơ Việt Nam, có thể diễn tả được mọi cung bậc của cuộc đời, mọi trạng thái tình cảm của con người, từ tĩnh lặng nhất đến sôi nổi nhất

Đã có những lúc, đã có những người quá khắt khe với thơ Xuân Diệu, cho rằng những bài thơ như Vội vàng trên đây khuyến khích lối “sống vội”, "sống gấp”, cổ vũ cho thứ nhân sinh quan hưởng thụ, dẫn thanh niên vào con đường hư hỏngế Phải nói rằng, nếu cảm hiểu không đúng thì bài thơ cũng cố chứa đựng nguy cơ đó. Nó là con dao sắc hai lưỡi, có thế giúp người mà cũng có thể hại người. Tuy nhiên, lại phải nói rằng, đây là một bài thơ ưu tú của một nhà thơ ưu tú ; tác dụng tích cực của bài thơ là chính. Thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, không thể đòi hỏi bài thơ phải là bài giảng về đạo đức. Song một bài thơ như bài Vội vàng không phải phi đạo đức mà có đạo đức. Nếu được cảm hiểu đúng đắn và sáng tạo, nó giúp cho con người biết yêu sự sống, yêu cuộc đời, yêu quý tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”. Với một ý thức và tình cảm như vậy, mọi con người có tâm hồn và tư tưởng lành mạnh sẽ biết tận hưởng hạnh phúc riêng chân chính của tuổi trẻ, của cuộc đời, đồng thời lại biết đem tuổi trẻ của mình xây dựng hạnh phúc chung tốt đẹp cho cuộc đời, cho mọi người, không lãng phí ngày xuân, tuổi trẻ một cách vô ích để rồi hối tiếc...

(Theo Trần Thanh Đạm, Làm văn (sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000), NXB Giáo dục)

Sachbaitap.com

0