Soạn bài Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh
Đề số 1: Thuyết minh về rừng: 1. Mở bài Trong cuộc sống con người tồn tại, làm việc và giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng". - Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều ...
Đề số 1:
Thuyết minh về rừng:
1. Mở bài
Trong cuộc sống con người tồn tại, làm việc và giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".
- Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống, một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
2. Thân bài
- Rừng là gì?
- Ảnh hưởng của rừng: thành phần chính của rừng là cây xanh nên cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.
Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm.
- Trong rừng còn có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, ... rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng, ....
- Rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
- Lên án những người chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức.
- Hậu quả để lại: hạn hán, lũ lụt, sụt lở đất, ... làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng của những người dân vô tội.
- Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
3. Kết bài
- Đảng và nhà nước ta cần phải có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng.
- Là học sinh, sinh viên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ rừng góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống.
Đề 2: thuyết minh về tác hại của ma túy
1. Mở bài
Ma túy đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại của ma túy để tìm ra biện pháp hữu hiệu phòng tránh và loại trừ nó.
2. Thân bài:
- Giải thích khái niệm “ma túy”:
Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.
- Tác hại của ma túy đối với con người:
+Trước tiên nó gây tổn hại về sức khỏe người nghiện,nó gây tổn hại về: Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.
+Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma túy mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt.
+ Người nghiện ma túy bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột. Bên cạnh những tổn thất về sức khỏe người nghiện ma túy còn bị những ảnh hưởng to lớn về tinh thần.
+Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma túy khẳng định rằng nghiện ma túy gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động. . . ) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quan. Không những người nghiện ma túy gây ra những tổn hại cho chính bản thân người nghiện thì người nghiện ma túy còn gây những ảnh hưởng vô cùng to lớn cho gai đình xã hội và cả kinh tế của đất nước.
+Sử dụng ma túy tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, Người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. Sử dụng ma túy làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma túy của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hóa về nhân cách.
-Ảnh hưởng của ma túy đến gia đình “con nghiện”
Chúng ta đã được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động của những người thân của người nghiện ma túy. Những người nghiện đâu biết rằng những người thân của họ đã phải sống khổ sở như thế nào trước xã hội. Họ cũng đau khổ đâu kém những người nghiện,họ đâu dễ dàng nhìn cảnh người thân của mình mắc những căn bệnh không thể chữa khỏi,nhìn những người thân yêu nhất của mình ngày càng ốm yếu sống từng ngày vô nghĩa đối với bệnh tật thật chẳng dễ dàng gì. Đáng thương nhất chính là những em nhỏ vô tội được sinh ra nhiễm Hiv do bố mẹ của chúng bị nghiện ma túy. Chúng không thể đến trường chúng bị hắt hủi không được đối xử như những đứa trẻ khác khiến chúng trở nên mặc cảm tự ti và không dám tiếp nhận cuộc sống đầy sự hắt hủi của người đời dành cho chúng. Chúng ta cũng cần nhận biết được rằng người nghiện ma túy đúng là có cái sai của họ,có những người bị cám dỗ có những người chỉ là tai nạn nhưng khi họ đã biết quay đầu thì chúng ta nên mở rộng vòng tay đón nhận lấy họ đừng hắt hủi đừng xa lánh họ bởi họ cũng muốn được như những người bình thường khác họ cần được yêu thương và chắc chắn rồi họ rất cần chúng ta che chở để họ có thể tiếp nhận lại cuộc sống để sống có ý nghĩa hơn.
3. Kết bài:
Như vậy qua đây ta đã thấy được tác hại của ma túy, chúng không những có hại cho chính những người nghiện mà nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống tâm tư tình cảm của những người đó. Gia đình họ và toàn xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng thêm. Chính vì thế mà mỗi chúng ta nên xây dựng một xã hội không có ma túy.
Đề 3: Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn
Dàn bài chi tiết
1.Mở bài:
- Hiện nay, có hiện tượng HS ngại học văn vì cho rằng đây là môn học khó và khổ. Nguyên nhân là do các bạn chưa tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho môn học.
- "Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại" là một kinh nghiệm giúp bạn có thể chiếm lĩnh được môn học và ngày càng yêu thích, say mê văn chương.
2.Thân bài:
Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó:
- Mỗi nhà văn trong sáng tác đều tuân theo lí thuyết về đặc trưng thể loại. Có 3 phương thức sáng tác: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi phương thức có cách chiếm lĩnh đời sống và phương tiện nghệ thuật riêng biệt.
- Khi học bài trên lớp hay trong quá trình dạy, giáo viên đều hướng dẫn HS tìm hiểu theo đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ tìm hiểu tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, thầy cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu từ tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ...
- Việc soạn bài, tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà cũng trên cơ sở các câu hỏi về đặc trưng thể loại đó. Khi soạn truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày", HS sẽ được hướng dẫn soạn từ kịch tính của màn kịch, từ nghệ thuật gây cười mà suy ra tính cách nhân vật.
- Phổ biến kinh nghiệm:
- Quan niệm: nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại là dựa vào thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Từ đó làm định hướng cho việc tìm ý và làm văn (thuyết minh, nghị luận, biểu cảm...).
- Muốn vậy, trước hết ta phải nắm chắc kiến thức về thể loại tác phẩm. Khi học phần văn học dân gian ở học kì I, ta phải nắm được thế nào là sử thi, thế nào là ca dao, thế nào là truyện cười... Khi học phần văn học trung đại, phải nắm được thế nào là phú, thế nào là hịch, cáo, chiếu, biểu.
- Sau đó, căn cứ vào đặc trưng thể loại, ta sẽ tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Rồi từ đó vận dụng vào làm văn.
Ví dụ: khi tìm hiểu những đoạn trích trong sử thi "Đăm Săn", ta phải nắm được đặc trưng của sử thi anh hùng. Về nội dung: Sử thi anh hùng chủ yếu ca ngợi những nhân vật anh hùng có nhiều chiến công trong lãnh đạo cộng đồng thị tộc làm ăn sản xuất hay chiến đấu chống kẻ xâm chiếm cộng đồng. Về nghệ thuật, sử thi anh hùng thường dùng nhiều so sánh, phóng đại, trùng điệp, ngôn ngữ giàu tính hình tượng... Căn cứ vào kiến thức về thể loại đó, khi học và tìm hiểu đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây", ta phải tìm hiểu hai nội dung trọng tâm: thứ nhất, đó là vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong trận giao chiến với Mtao Mxây (hành động, sức mạnh, lời nói, phẩm chất anh hùng); thứ hai, là sinh hoạt của cả cộng đồng trong lễ ăn mừng chiến thắng. Ngoài ra, còn phải chú trọng phân tích nghệ thuật so sánh, phóng đại, trùng điệp trong miêu tả.
- Cuối cùng, mô hình hóa cách nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại thành đề cương ôn tập để làm tư liệu vận dụng ôn thi hay làm văn. Chẳng hạn, khi ôn tập, chúng ta sẽ phân loại tác phẩm theo thể loại (tự sự, trữ tình) để ôn. Ở các tác phẩm truyện, cần nắm được hình tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu...
- Đánh giá, vận dụng:
- Kinh nghiệm nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại sẽ giúp chúng ta phát huy được tính tích cực, chủ động của mình trong việc học.
- Thúc đẩy quá trình tự học, tự lĩnh hội kiến thức và làm chủ kiến thức với chiếc chìa khóa hữu hiệu trong tay.
- Vận dụng kinh nghiệm đó sẽ giúp HS chúng ta nắm được tác phẩm một cách dễ dàng và đặc biệt khi làm văn không lung túng, lạc đề.
3.Kết bài
Môn Ngữ văn là bộ môn có tính nghệ thuật kết hợp với tính khoa học cao. Rút được kinh nghiệm học văn và làm văn tốt sẽ giúp cho chúng ta khám phá được những bí ẩn của văn chương. "Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại" là một trong những kinh nghiệm như thế.
Zaidap.com