24/04/2018, 00:14

Soạn bài Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ

Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa. Nó vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm. ...

Câu 1:

Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa. Nó vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.

Câu trả lời a chỉ đúng một phần vì Ngô Tử Văn chỉ đả phá sự ngu tín của nhân dân khi họ tin vào cả những thần ác, thần bất chính, chứ không đã phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. Câu trả lời c thì hoàn toàn sai vì Tử Văn không đốt đền một cách vô căn cứ. Như vậy, đáp án chính xác là kết hợp cả b và d.

Câu 2:                    

Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là một chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin của người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần (thế giới âm phủ), nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Nó cũng đồng thời thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện đượctrong cuộc sống trần thế của người xưa. Đây là một bước ngoặt của câu chuyện, là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của câu chuyện lên đến cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh và khí phách của mình. Nó cũng mang ý nghĩa khuyên răn, nhằm giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác. Chọn câu e: Ý kiến khác.

Câu 3:

Chức Phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe doạ. Việc nhận chức Phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

Câu 4:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới li kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hôn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết ... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Nhìn chung cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo, ...

Câu 5:

Truyện có nhiều ý nghĩa (phản ánh hiện thực, ca ngợi những người trí thức dũng cảm ...) nhưng trong đó chủ yếu nhất vẫn là nhằm đề cao nhân vật Tử Văn - đại biểu cho trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, yêu chuộng chính nghĩa, dũng cảmcương trực, dám đấu tranh chống cái ác, trừ hại cho dân.

II.Luyện tập

Câu 1:

Với yêu cầu viết đoạn kết của truyện, các em có thể đồng tình hay không đồngtình với kết thúc như đã có và đưa ra một cách kết thúc khác. Điều quan trọng là có thể giải thích một cách hợp lí và thuyết phục về ý kiến của mình.

Câu 2:

Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có 1 ngôi đền thiêng nhưng cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, tên Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận chết ở đó rồi làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức giận đốt đền làm tướng giặc mất nơi nương náu bèn hiện trong mơ đe doạ nhưng Tử Văn không sợ. Chiều tối có 1 người tự xưng là thổ công đến kể về việc bị cướp đền, tạm lánh ở đền Tản Viên và bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuông Minh ti. Đến đêm, Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Chàng cứng cỏi vượt qua những áp lực, cản trở để làm rõ trắng đen và nỗ lực của chàng đã làm Diêm Vương sinh nghi cho người đến đền Tản Viên chứng thực. Quả đúng như lời Tử Văn nói nên Diêm Vương đã xử tội tướng giặc và cho Tử Văn sống lại. Thổ Công cảm kích, hiện về mời Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời rồi thu xếp việc nhà sau đó không bệnh mà mất.

Zaidap.com

0