Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu SGK Ngữ Văn 12
Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu SGK Ngữ Văn 12 Giải câu 1, 2 và câu 1, 2, 3, 4 trang 94 SGK Ngữ Văn 12. Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa - Thiên - Huế, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương. ...
Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu SGK Ngữ Văn 12
Giải câu 1, 2 và câu 1, 2, 3, 4 trang 94 SGK Ngữ Văn 12. Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa - Thiên - Huế, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương.
A. TÁC GIẢ
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa - Thiên - Huế, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương. Quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng lớn đến hồn thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm, kết nạp Đảng từ năm 18 tuổi. Ông hoạt động cách mạng qua nhiều thời kì lịch sử, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.
- Năm 1938 (18 tuổi), ông đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.
- Tháng 4 - 1939 đến tháng 3 - 1942, ông bị thực dân Pháp bắt giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.
- Tháng 3 - 1942, ông vượt ngục, tìm ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động cách mạng
- Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến năm 1986, ông liên tục giữ các cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Năm 1986, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
II. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, CON ĐƯỜNG THƠ
Tố Hữu là một trong những lá cờ tiên phong của nền văn học cách mạng Việt Nam. Đối với ông, con đường hoạt động, cách mạng và con đường thơ có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ánh một chặng đường cách mạng.
1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)
- Là chặng đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. .
- Từ ấy là niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được lí tưởng, tìm thấy lẽ sống.
- Phần Xiềng xích được đánh giá cao hơn cả, vì đã thể hiện được sự trưởng thành của người thanh niên cộng sản và bước phát triển mới củ hồn thơ Tố Hữu (ví dụ: Tâm tư trong tù, Nhớ đồng, Trăng trối...).
Tác phẩm thể hiện chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi, trẻ trung của một cái “tôi" trữ tình mới ( “tôi" gắn với cộng đồng, dân tộc - khác với cái “tôi" trong Thơ mới).
2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954)
Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng, mang tính sử thi đậm đà Việt Bắc là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp với những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi. Tác phẩm thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng cách mạng, kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước.
Tập thơ là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học thời chống Pháp.
3. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)
Gió lộng phản ánh và ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, có sự kết hợp thể hiện cái “tôi" trữ tình công dân khi khai thác đề tài lớn: xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước tình cảm quốc tế vô sản.
4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)
- Cả hai tập thơ Ra trận và Việt Nam - Máu và hoa cổ vũ, động viên ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền trong thời kì ác liệt nhất cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Các tác phẩm này mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi âm hưởng anh hùng ca.
5. Tập thơ Một tiếng dờn (1992) và Ta với ta (1999)
- Là những tập thơ được sáng tác sau năm 1975, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết - tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hành động của bản thân.
III. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong phong cách thơ Tố Hữu. Phong cách đó biểu hiện như sau:
- Tố Hữu là một thi sĩ - chiến sĩ, thơ là sự thống nhất giữa tuyên truy cách mạng và cảm xúc trữ tình.
+ Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm, chính trị của bản thân tác giả + Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kì là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
Ví dụ: Việt Bắc gắn liền với cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.
+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành nét phong cách trong thơ Tố Hữu.
+ Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc chứ không hướng về đời tư, hướng về những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn.
+ Nhân dân trữ tình luôn đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc thậm chí của lịch sử và thời đại. Ví dụ: Chị Trần Thị Lí trở thành "Người con gái Việt Nam", anh Nguyễn Văn Trỗi là “con người như chân lí sinh ra". Cái “tôi" trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái “tôi" - chiến sĩ, cái “tôi" công dân, sau đó là cái “tôi" nhân danh dân tộc, cách mạng Những con người trong thơ Tố Hữu luôn có vẻ đẹp lí tưởng cách mạng. Đó chính là sự thể hiện cảm hứng lãng mạn
- Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào.
+ Cách xưng hô gần gũi thân mật (bạn đời ơi, đồng bào ơi, em ơi...) với đôi tượng trò chuyện.
+ Tố Hữu tuyên truyền, vận động cách mạng nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình. Ví dụ: Cuộc chia tay giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng cách mạng được thể hiện qua lời đối đáp giữa “mình" và “ta" trong Việt Bắc.
+ Giọng tâm tình ngọt ngào có nguồn gốc từ “chất Huế" trong hồn thơ Tố Hữu.
- Thơ Tố Hữu mang tính đậm đà dân tộc.
+ Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lí của dân tộc.
+ Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ với lời nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
III. TỔNG KẾT
- Vị trí thơ Tố Hữu: là một thành công xuất sắc của thơ cách mạng, thơ trữ tình - chính trị, kế tục truyền thống lớn của thơ ca dân tộc.
- Thơ Tố Hữu là sự kết hợp của hai yếu tố: cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật.
- Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà.
IV. LUYỆN TẬP
1. Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Bài giảng một đoạn trong bài thơ.
Có thể chọn bài thơ và đoạn thơ bất kì.
Yêu cầu-HS nêu được nội dung cảm xúc chủ đạo của bài thơ, ý chính và những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ. Bố cục bài viết nên theo trình tự.
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
b. Thân bài:
- Nội dung: Phân tích hình ảnh, cảm xúc của từng câu, từng khổ trong đoạn. Khái quát ý chính của đoạn. So sánh, mở rộng để thấy mới, cái riêng của bài thơ và của tác giả.
- Nghệ thuật (có thể phối hợp với nội dung): nghệ thuật xây dựng hình ảnh cảm xúc, cách diễn đạt; ngôn ngữ (vần, nhịp, từ ngữ, câu thơ...) thơ... có những đặc điểm gì? Mở rộng so sánh để bình luận.
Ví dụ: chọn bình giảng đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta...
... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
(Việt Bắc Tố Hữu)
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm vị trí đoạn trích:
- Gồm 10 câu tập trung miêu tả vẻ đẹp của Việt Bắc thông qua hình của “hoa và người".
- Nêu bố cục của đoạn thơ: hai câu đầu là lời mở đoạn, tám câu tiếp nói về những nỗi nhớ cụ thể về Việt Bắc, trong đó đã dựng lên bốn tranh đẹp như một bộ tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc.
b. Bình giảng đoạn thơ:
- Mở đầu bài thơ, tác giả viết: "Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người": là lời bộc bạch tình cảm luyến nhớ về hoa và người Việt Bắc, sau đó là bức tranh bốn mùa đông, xuân, hạ, thu. Nỗi không theo thứ tự của thời gian, không ngừng lặng mà sống mãi trong lòng người về, thời gian trong đoạn là hoài niệm của nhà thơ từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nó không tuân theo quy luật của gian mà tuân theo quy luật của tâm trạng.
- Bức tranh bốn mùa của "hoa và người" nơi núi rừng Việt Bắc:
+ Mùa đông: nổi bật trên nền núi rừng là màu đỏ tươi của hoa chuối, màu tươi sáng xua tan đi không khí giá lạnh của núi rừng Việt Bắc. Màu đỏ tươi của hoa chuối là điểm sáng của núi rừng, của thiên nhiên Việt Bắc thì ánh nắng lạ, lung linh lấp lánh trên con dao người đi rừng lại là chi tiết sống động nhất. Đây là hình ảnh con người toả sáng vẻ trong lao động. Cách dùng từ trong câu thơ độc đáo, mới lạ, không phải là ánh nắng mà là “nắng ánh", từ ngữ diễn tả được vẻ đẹp lung linh, sáng chói của ánh nắng. Câu thơ đồng thời thể hiện được thế đứng của con người lao động trong bức tranh thiên nhiên mùa đông đó.
+ Mùa xuân: Cách dùng từ ngữ gọi tên mùa: “ngày xuân" làm nên sự sống động của thời gian, mùa xuân trong câu thơ như vận động từng ngày, toả sáng vẻ đẹp thông qua gam màu vàng trắng của hoa mơ, làm nên sự trong trẻo của thiên nhiên, của núi rừng Việt Bắc. Cùng với thiên nhiên là hình ảnh cô gái Việt Bắc với công việc và động tác đẹp trong lao động. Từ “chuôi" vừa là công việc nhưng vừa thể hiện được sự trân trọng công việc của người lao động niềm đam mê, tình yêu lao động của người con gái Việt Bắc.
+ Mùa hạ: Âm thanh mùa hạ làm nên sự chuyển vận của thời gian, cảnh vật có sự phối hợp cả màu sắc và âm thanh. Trên nền thiên nhiên đó, xuất hiện hình ảnh gợi cảm, dễ thương của cô gái miền sơn cước: cô gái hái măng.
+ Mùa thu: Là bức tranh đẹp với ánh trăng trong trẻo, thanh bình. Trong cảnh trăng rừng đêm thu đó, ngân lên tiếng hát ân tình của người Việt Bắc. Đó cũng là khúc hát ân tình của nỗi lòng nhà thơ.
c. Mỗi bức tranh trong bài thơ là một vẻ đẹp với hình ảnh, màu sắc, đường nét riêng. Thiên nhiên luôn gắn với người, những người lao động bình dị của miền sơn cước. Hình ảnh và hoạt động của con người làm cho thiên nhiên không hoang vắng mà trở nên sinh động, gần gũi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.
2. Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". cẩn hiểu nhận xét đó như thế nào?
Cần làm rõ những nội dung sau:
a. Giới thiệu về thơ ca Tố Hữu:
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu trong những năm đầu thế kỉ XX. Chặng đường thơ của ông gắn liền với những giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
- Thơ Tố Hữu có sự kết hợp sâu sắc giữa chất thơ trữ tình - chính trị. Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét về thơ Tố Hữu như sau: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ lẽ thơ rất đỗi trữ tình".
b. Đặc điểm thơ trữ tình - chính trị của thơ Tố Hữu.
- Thơ chính trị ít quan tâm đến cuộc sống và những tâm tình riêng tư của cá nhân mà thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới mỗi con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.
- Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ứng từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.
- Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.
- Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:
+ Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.
+ Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu vào đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.
Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy...
Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh...
B. TÁC PHẨM
I. Soạn bài
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và trữ tình trong đoạn trích
Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, ông viết bài thơ nhân một sự kiện quân ta đã đánh tan chiến dịch Điện Biện Phủ của Pháp. Các chiến sĩ rời chiến khu về thủ đô, thấy được tình cảm quyến luyến, yêu quý của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này.
Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích
Tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình:
- Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.
- Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc của ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm, sự hô ứng.
2. Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
a. Cảnh Việt Bắc mang vẻ đẹp đa dạng, đầy ấn tượng khiến người về xuôi nhớ "như nhớ người yêu".
- Thiên nhiên có vẻ khắc nghiệt "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù" nhưng đó là vẻ riêng của núi rừng Tây Bắc. Có những khoảnh khắc gợi cảm: "Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương"; những hình ảnh khó quên: Khói bếp nhà sàn hòa cùng sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương khói, những âm thanh gợi lên cảnh thanh bình, yên ả: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, ...
- Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tuyệt đẹp: hoa lá đủ màu sắc tươi thắm.
- Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:
"Nhớ sao lớp học i tờ...
... Gian nan đời vẫn ca vang núi đồi"
- Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên. Đó là hình ảnh người mẹ "địu con lên rẫy" trong cái nắng cháy lưng, người lao động tự tin chủ động với hình ảnh "dao gài thắt lưng"; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo "chuốt từng sợ giang"; gợi cảm nhất là hình ảnh "cô gái hái măng một mình" giữa rừng hoa vàng.
- Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn "miếng cơm chấm muối" nhưng "đắng cay ngọt bùi" cùng chia sẻ, gánh vác.
Tóm lại: Việt Bắc chính là cội nguồn của nghĩa tình, cội nguồn của chiến thắng.
3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa thật sinh động mang âm hưởng của những khúc tráng ca.
- Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc:
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
- Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan:
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
- Không khí chuẩn bị cho các chiến dịch thật khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp của quân và dân. Chiến thắng vang dội "khắp trăm miền" khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.
- Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".
4. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua trích đoạn này).
Được thể hiện qua các mặt sau đây:
- Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.
- Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...
- Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...
- Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.
- Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.
II. Luyện tập
Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình ở bài thơ Việt Bắc
Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:
- Trong đoạn trích bài thơ "Việt Bắc", từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.
- Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:
+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).
+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).
Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ : mình – ta:
- Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
- Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.
soanbailop6.com