Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 91 SGK Văn 12 tập 1
Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 91 SGK Văn 12 tập 1 Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước ...
Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 91 SGK Văn 12 tập 1
Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước
SOẠN BÀI
I. THẾ NÀO LÀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN ĐỐI VỚI VĂN HỌC?
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là một hình thức của bài nghị luận văn học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến đối với văn học.
- Người viết phải biêt cách giải thích đúng đắn nội dung một ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy.
II. CÁCH VIẾT BÀI VẨN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN ĐỐI VỚI VĂN HỌC
1. Tìm hiểu để và lập dàn ý
Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước" (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB (Giáo dục, 2001).
Bước 1: Tìm hiểu đề
Để thực hiện các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý, HS thực hiện các yêu cầu của SGK. Cụ thể:
Anh (chị) hãy làm rõ nghĩa các từ, cụm từ: phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ.
- Giải nghĩa các từ:
+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau.
+ Chủ lưu: dòng chính, bộ phận chính.
+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
b. Đề nêu nội dung gì cần bình luận? cần tham khảo những bài học nào trong chương trình Ngữ văn THPT?
- Yêu cầu của đề: bình luận ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng xưa đến nay cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn yêu nước là một chủ lưu.
Cần tham khảo các bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX, Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn độc lập...
c. Chứng minh rằng văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng.
- Văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng. Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại, đề tài phong phú khác nhau (HS lấy dẫn chứng)
d. Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước, anh chị thấy xét trên có đúng không? Chứng minh?
- Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước.
- Chứng minh.
- Quá trình dựng nước và giữ nước tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác các nhà văn, nhà thơ.
- Giai đoạn lịch sử nào của dân tộc cũng có những tác phẩm lớn, giá về đề tài yêu nước (HS lấy dẫn chứng).
e. Văn học yêu nước Việt Nam “quán thông kim cổ". Hãy chứng minh?
- Văn học Việt Nam với nội dung yêu nước có thể nói là dã quán thố kim cổ. Chứng minh:
+ Văn học trung đại: văn học yêu nước thể hiện ở chiến đấu chống ngoại xâm (Tống, Nguyên, Mông, Minh, Thanh). Nêu các tác phẩm lớn ở các giai đoan này: Nam quốc sơn hà (chống Tống); Hịch tướng sĩ (chống Nguyên Mông); Bình Ngô đại cáo (Chống Minh); Hoàng Lễ nhất thống chí (Chống Thanh).
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ chủ lưu ấy càng phát huy mạnh mẽ vị trí, vai trò của nó. HS có thể dẫn ra hàng loạt tác giả tác phẩm tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến này.
g. Nhận định của anh (chị) về ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai (SGK)?
- Nhận định của Đặng Thai Mai giúp chúng ta nhớ đến hoàn cảnh nước và đặc biệt hiểu hơn đặc điểm văn học của dân tộc mình.
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: —
- Giới thiệu ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai.
- Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
b. Thân bài:
- Cuộc sống Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Việt Nam đã phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng đó.
- Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh... dân tộc Việt Nam phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ nền độc lập của mình. Sau cùng, dân tộc Việt Nam lại phải liên tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ... Do điều kiện đặc biệt ấy, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay (“Quán thông kim cổ").
- Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học để chứng minh điều đó + Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo...
+ Tuyên ngôn độc lập, thơ của Tố Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên...
Kết bài:
- Trên thế giới, mỗi dân tộc có số phận riêng, hoàn cảnh riêng. Là người Việt Nam ta cần nhớ đến hoàn cảnh của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình, đó cũng là nhớ đến công lao, tâm huyết của cha ông.
- Ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai giúp chúng ta khắc sâu những điều đó.
Điều 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa
nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua các kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng, ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng đêm dài" (dẫn theo Lâm Ngữ Đường). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên.
Bước 1: Tìm hiểu đề
HS tham khảo đề 1 ở trên và hướng dẫn của SGK để thực hiện các bước tìm hiểu đề.
Bước 2: Lập dàn ý.
HS tham khảo dàn ý sau đây:
a. Mở bài
Giới thiệu vấn đề bàn về đọc sách và vai trò của sách trong đời sống.
- Sách mở rộng cho chúng ta những chân trời mới, giúp chúng ta khám phá đến những miền đất mới, cung cấp cho chúng ta một kho tàng kiến thức phong phú về đời sống
- Đọc sách, tiếp nhận những giá trị của sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học luôn gắn liền với những điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc. Nhận xét về điều này, người xưa cho rằng: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua các kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài" (dẫn theo Lâm Ngữ Đường .
b. Thân bài:
b1. Giải thích câu nói trên:
- Người xưa đã dùng hình ảnh so sánh việc đọc sách với việc thường trăng. Mỗi lứa tuổi đọc sách sẽ lĩnh hội được những tri thức nhất định, đồng thời ở mỗi lứa tuổi có một cách đọc sách khác nhau để thu nhập những tri thức sách mang lại khác nhau.
b2. HS bàn luận thêm và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến trên: Đọc sách tuỳ thuộc vào tầm lĩnh hội của mỗi người đọc. Tầm lĩnh hội đó được hình thành từ những yếu tố: Vốn sống, kinh nghiệm từ cuộc sống, những hiểu biết được tích luỹ từ tuổi tác sẽ giúp ích cho con người có khả năng đó nhận những tri thức ở trong sách. Thêm vào đó, vốn văn hoá rộng lớn cũng là yếu tố giúp người đọc có được sự am hiểu nhất định để có thể dàng đón nhận những tri thức văn hoá từ sách.
- Như vậy, muốn có kết quả tốt trong việc đọc sách, cần trang bị cho mình những hiểu biết về mọi mặt. Kinh nghiệm, vốn sống, những hi biết phong phú về nhiều mặt sẽ giúp con người tiêp nhận tốt hơn, cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống mà sách mang lại.
c. Kết bài
Việc đọc sách cũng giống như việc thưởng trăng, cần có thái độ ung dung từ tốn, cần suy ngẫm, chắt lọc, không vội vàng, cẩu thả.
LUYỆN TẬP
1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà của Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn".
Dàn bài gợi ý:
a. Mở bài:
- Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.
- Khái quát ý nghĩa: nói về chức năng, sứ mệnh của văn học.
b. Thân bài:
b1. Giải thích:
- Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có kĩ năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu qủa. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.
- Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn". Nghĩa là:
+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ nạn, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó.
+ Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh li tình cảm con người.
b2. Bình luận:
- Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình
+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.
+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.
+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.
- Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ
+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.
+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).
+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.
c. Kết luận
- Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
- Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.
soanbailop6.com