Soạn bài Vi hành, trang 168 SGK Văn 11
Soạn bài Vi hành, trang 168 SGK Văn 11 Mục đích thì to tát, oai phong nhưng hành động thì lén lút, mờ ám khiến cho cái bản chất xảo trá của bọn quan thầy cũng theo đó mà tự lộ ra. ...
Soạn bài Vi hành, trang 168 SGK Văn 11
Mục đích thì to tát, oai phong nhưng hành động thì lén lút, mờ ám khiến cho cái bản chất xảo trá của bọn quan thầy cũng theo đó mà tự lộ ra.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Câu 1 trang 171 SGK Văn 11.
Truyện mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của dôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho dó là Khải Định.
Tinh huống nhầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí, vì người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng (mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh có gì khác nhau đâu) cũng như người châu Âu, da trắng mũi lõ mắt xanh như nhau cả. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước.
Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái trong chuyến tàu điện ngầm, nhân vật tôi tình cờ hiểu được nhiều điều qua câu chuyện thầm lén và tinh quái của họ, nhất là những lời bình luận về hoàng đế An Nam Khải Định. Và thế là, dù Khải Định không hề xuất hiện trong truyện mà chân dung của y được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.
2. Câu 2 trang 171 SGK Văn 11.
a. Chính phủ Pháp đưa Khải Định sang Pháp là một thủ đoạn chính trị vừa để vuốt ve ông ta, vừa để lừa gạt dân Pháp khiến họ tin rằng sự "bảo hộ" của nước Pháp được dân Việt Nam hoan nghênh. Các tình tiết của truyện “Vi hành” được hư cấu đều dựa vào sự kiện ấy. Với một tình huống giá tưởng độc đáo, đầy thú vị, tác giả đã dựng lên bức chân dung Khải Định đầy hài hước, dù hắn không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. Các nét vẽ tuy không tập trung nhưng rất thống nhất và sắc sảo, đặc biệt nó được nhìn bằng con mắt của quần chúng Pháp chứ không phải từ con mắt của một nhà cách mạng dang mạt sát một ông vua bán nước. Phân tích Khải Định không thể bỏ qua những chi tiết, những lời đối thoại của đôi trai gái Pháp:
- "... Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng lúng hơn cơ, có cả cái chụp đòn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn".
- "... Nhưng nhìn kĩ xem kìa! Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt búng như vỏ chanh ấy đấy à?".
Khải Định danh nghĩa là đại diện cho cả một quốc gia. Vậy mà, hành động thì nhút nhát; trang phục, dáng điệu thì kì dị, mông muội; và thảm hại hơn, cái giá của Khải Định còn không hơn được cả những trò du hí. Một ông vua rõ ràne là vô tích sự, không thể đáng tin, không thể nghị bàn chuyện quốc gia đại sự đượcẳ
Ngoài Khải Định, như đã nói, truyện còn ngự ý châm biếm, đả kích bọn thực dân Pháp lúc đó. Chính phú mời khách nhưng lại không tiếp đón, thậm chí còn không nhận biết được đâu là khách cúa mình, đó đã là một sự hài hước. Mục đích thì to tát, oai phong nhưng hành động thì lén lút, mờ ám khiến cho cái bản chất xảo trá của bọn quan thầy cũng theo đó mà tự lộ ra.
b. Truyện “Vi hành" viết bằng tiếng Pháp bởi đôi tượng mà tác giả muốn hướng tới chính là quần chúng Pháp. Qua chi tiết Nguyễn Ái Quốc viết về đôi trai gái Pháp, người đọc có thể hiểu được sự quan tâm, hiểu được những chuyện thời sự nóng hổi trong sinh hoạt giải trí của người dân Pháp. Sự bàng quan về chính trị và ham vui là những điều dễ nhận thấy nhất ớ đôi trai gái Pháp (cũng là của người dân Pháp). Bới vậy, rõ ràng việc đưa đôi trai gái Pháp với một câu chuyện đầy sáng tạo vào trong truyện vừa là đế châm biếm, cũng vừa là để cảnh tỉnh nhân dân Pháp vì chính họ cũng dang bị những kẻ cầm quyền lừa bịp.
3. Câu 3 trang 171 SGK Văn 11.
“Vi hành” thành công nhiều mặt về nghệ thuật. Ngoài việc xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, thú vị, thì hình thức nghệ thuật viết thư chính là sự lựa chọn nghệ thuật sắc sảo, đầy tài năng của người viết.
Truyện được viết dưới dạng một bức thư - một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu. Nhờ đó, mà người viết có thể chuyển cảnh đổi giọng, liên hệ tạt ngang và so sánh thoái mái, tự nhiên. Trong dung lượng hạn hẹp của một truyện ngấn, vậy mà đối tượng châm biếm không phải là ít và hiệu quả nghệ thuật cũng vậy.
Lựa chọn hình thức viết thư còn chứng tỏ sự thông minh, sắc sảo của người viết. Tất nhiên nó không chỉ có thể đem lại được những hiệu quả châm biếm đả kích đến nhiều đối tượng một cách tối ưu mà còn giúp tác giả tránh được sự dòm ngỏ và những phiền toái của nhà chức trách. Xét từ khía cạnh mục đích sáng tạo nghệ thuật, thì đây rõ ràng cũng là một sự thành công.