01/06/2017, 11:49

Soạn bài Vẻ đẹp của bà tôi

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI VẺ ĐẸP CỦA BÀ TÔI A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Cùng đoán: Những chi tiết dưới đây nói về một vị lãnh tụ của nước Việt Nam. Đó là ai? - Dáng cao cao, người thanh thanh, mái tóc bạc phơ, vầng trán rộng, mắt sáng như sao, râu hơi dài, nước da nâu vì sương gió, tuy đã già rồi nhưng ...

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI VẺ ĐẸP CỦA BÀ TÔI A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Cùng đoán: Những chi tiết dưới đây nói về một vị lãnh tụ của nước Việt Nam. Đó là ai? - Dáng cao cao, người thanh thanh, mái tóc bạc phơ, vầng trán rộng, mắt sáng như sao, râu hơi dài, nước da nâu vì sương gió, tuy đã già rồi nhưng vẫn vui tươi. - Việc quân, việc nước đã bàn, Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau. Gợi ý: Người đó là Bác Hồ. 2. Đọc hai đoạn văn tả người bà (SGK/37). ...

  SOẠN BÀI VẺ ĐẸP CỦA BÀ TÔI

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Cùng đoán:

Những chi tiết dưới đây nói về một vị lãnh tụ của nước Việt Nam. Đó là ai?

- Dáng cao cao, người thanh thanh, mái tóc bạc phơ, vầng trán rộng, mắt sáng như sao, râu hơi dài, nước da nâu vì sương gió, tuy đã già rồi nhưng vẫn vui tươi.

- Việc quân, việc nước đã bàn,

Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

Gợi ý:

Người đó là Bác Hồ. 

 

2. Đọc hai đoạn văn tả người bà (SGK/37).

 

3. Ghi vào vở những đặc điểm ngoại hình của bà được miêu tả trong hai đoạn văn trên.

Gợi ý:

- Mái tóc bà: đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.

- Đôi mắt bà: long lanh, dịu hiền, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.

- Khuôn mặt bà: đôi má ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn, vẫn tươi trẻ. 

 

4. Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả trong hai đoạn văn ở hoạt động 2.

- Những từ ngữ nào giàu sức gợi tả?

- Những chi tiết nào đáng chú ý?

Gợi ý:

- Những từ ngữ giàu sức gợi tả: kì lạ, phủ kín, đưa một cách khó khăn, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu, như những đoá hoa, đầy nhựa sông.

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà đáng chú ý nhất. 

 

6. Tìm quan hệ từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu:

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

M: Quan hệ từ “của” nối các từ ngữ “cái cày” và”người Hmông”.

Gợi ý:

-  Quan hệ từ “bằng” nối các từ ngữ “bắp cày” và “gỗ tốt màu đen”.

-  Quan hệ từ “như” nối các từ ngữ “vòng” và “hình cái cung”.

-  Quan hệ từ “như” nối các từ ngữ “hùng dũng” và “một chàng hiệp sĩ”. 

 

7. Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị những quan hệ gì?

a) Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu.

b) Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi vẫn thấy chim đậu trắng xoá trên những cành cây gie sát ra sông.

Theo ĐOÀN GIỎI

Gie: chìa ra.

c) Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

NGUYỄN ĐỨC MẬU

Gợi ý: Em chọn một trong các từ ngữ trong ngoặc để điền vào chỗ trông để hoàn thành các nhận xét.

(quan hệ tương phản, quan hệ giả thiết - kết quả, quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ tăng tiến).

Gợi ý:

Câu a: Từ nhưng biểu thị quan hệ tương phản.

Câu b: Từ biểu thị quan hệ tương phản.

Câu c: Cặp từ nếu ... thì ... biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả.

 

8. Chọn quan hệ từ (và, nhưng, trẽn, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trông dưới đây (SGK/39).

Gợi ý:

a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm cao.

b) Một vầng trăng tròn, to đỏ hồng hiện lên chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.

Theo THẠCH LAM

c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

TỤC NGỮ

d) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Theo NGUYỄN KHẢI

 

9. a) Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: mà, thì, bằng.

Gợi ý:

a) - Gà đã gáy mà trời vẫn chưa sáng.

- Trời mưa thì đường trơn.

- Mọi người đã giúp đỡ cô ấy bằng tất cả tấm lòng. 

 

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Quan sát một người thân làm việc.

2. Ghi lại những điều em quan sát được.

Gợi ý:

1. Quan sát bố chăm sóc cây cảnh.

2. Bố vun đất, bón phân cho cây. Bố tỉa bỏ những lá bị sâu và úa vàng. Sau cùng, bố dùng bình xịt tưới cho cây.

0