Soạn bài Những công trình mới
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NHỮNG CÔNG TRÌNH MỚI A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” (SGK/87, 88). 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? (Đọc cả bài) 2) Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ ...
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NHỮNG CÔNG TRÌNH MỚI A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” (SGK/87, 88). 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? (Đọc cả bài) 2) Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà. Gợi ý: Tìm những câu thơ có từ so sánh: như, tựa, giống, là. 3) Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sông động, gần gũi. ...
SOẠN BÀI NHỮNG CÔNG TRÌNH MỚI
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” (SGK/87, 88).
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? (Đọc cả bài)
2) Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
Gợi ý: Tìm những câu thơ có từ so sánh: như, tựa, giống, là.
3) Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sông động, gần gũi.
Gợi ý: Em chú ý những câu thơ có từ ngữ chỉ hoạt động của con người: tựa vào, thở ra, lớn lèn, ...
4) Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước chúng ta?
Chọn ý đúng để trả lời:
a) Đất nước ta có nhiều ngôi nhà đẹp.
b) Đất nước ta đang phát triển và thay đổi hằng ngày, hằng giờ.
c) Đất nước ta ngổn ngang như một công trường xây dựng.
Gợi ý:
1) Những chi tiết vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây: giàn giáo, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề huơ cái bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát vữa.
2) Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ...
3) Ngôi nhà tựa vào ...
Thở ra mùi vôi vữa ...
... Lớn lên với trời xanh...
4) b.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Nghe thầy cô nêu yêu cầu kể chuyện:
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
Gợi ý:
Tham khảo Truyện đọc lớp 5. 5.
5. Nhận xét về cách tả hoạt động trong bài văn tả người.
1) Đọc bài văn “Công nhân sửa đường” (SGK/91).
2) Xác định các đoạn của bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn. Ghi lại vào bảng nhóm kết quả thảo luận (SGK/92).
3) Tìm và ghi vào vở những câu văn miêu tả hoạt động của bác Tâm.
Gợi ý:
2)
Các đoạn |
Nội dung của mỗi đoạn |
Đoạn 1: từ đầu đến loang ra mãi |
Tả công việc vá đường của bác Tâm |
Đoạn 2: từ Mảng đường đến vá áo ấy! |
Tả thành quả lao động của bác Tâm |
Đoạn 3: từ Bác Tâm đến khuôn mặt bác. |
Tả niềm vui của bác Tâm sau khi xong công việc . |
3) Câu 1: Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.
Câu 2: Bác đập búa đều đều xuông những viên đá để chúng ken chắc vào nhau.
Câu 3: Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
6. Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
Gợi ý
Mẹ em, người nội trợ đảm đang của gia đình.
Trước ngực là chiếc tạp dề, tay phải của mẹ xào rau, tay trái nêm gia vị vào nồi canh. Trông mẹ chẳng khác gì nhạc trưởng của một dàn nhạc giao hưởng. Rau xào vừa đặt xong vào đĩa, mẹ đã đảo những con cá chiên vàng hươm sang mặt kia. Thuận tay, mẹ tắt bếp của nồi canh nhưng không quên nhón tí rau nêm vào nồi. Khuôn mặt của mẹ đỏ bừng, mồ hôi lấm tấm trên vầng trán rộng; không biết do mệt hay sức nóng của bếp lửa. Ánh mắt của mẹ sáng lên cùng nụ cười rạng rỡ.