Soạn bài vai trò của nhân vật thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao).
Thị Nở được xây dựng như một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một tình huống đặc biệt của truyện (cuộc gặp gỡ Chí Phèo - thị Nở) và thúc đẩy quá trình diễn biến của tác phẩm. Trong tình huống truyện ấy, cả hai nhân vật đều bộc lộ trọn vẹn những gì tốt đẹp bấy lâu nay bị che khuất. Trong diễn ...
Thị Nở được xây dựng như một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một tình huống đặc biệt của truyện (cuộc gặp gỡ Chí Phèo - thị Nở) và thúc đẩy quá trình diễn biến của tác phẩm. Trong tình huống truyện ấy, cả hai nhân vật đều bộc lộ trọn vẹn những gì tốt đẹp bấy lâu nay bị che khuất. Trong diễn biến cốt truyện Chí Phèo, sự hiện diện của thị Nở một mặt tạo cho truyện cái ý vị trữ tình đặc biệt qua sự toả sáng của tình thương, tình người, mặt khác tạo ra tính bước ngoặt cho mạch truyện khiến chủ ...
1. Mở bài
- Truyện Chí Phèo được Nam Cao viết năm 1941, phản ánh hiện thực về con người và cuộc sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bức tranh hiện thực mà Nam Cao phản ánh trong truyện vô cùng phong phú với những mối quan hệ phức tạp, chồng chéo, vừa gắn bó, phụ thuộc vào nhau lại vừa mâu thuẫn, xung đột với nhau. Từ những mối quan hệ ấy, cả một hệ thống nhân vật hiện lên cũng sinh động và đa dạng không kém đểgiúp nhà văn bộc lộc cách nhìn và thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.
- Trong thế giới nghệ thuật của Chí Phèo, thị Nở tuy chỉ là một nhân vật phụ song lại có vai trò quan trọng trong cấu trúc hình thức cũng như ý nghĩa nội dung của toàn tác phẩm.
2. Thân bài
a) Đặc điểm và vai trò của nhân vật thị Nở
- Những dấu hiệu, đặc điểm bên ngoài và ý nghĩa của nó: Thị Nở thuộc loại nhân vật cá biệt, nhân vật xấu xí, dị dạng - một loại nhân vật được xây dựng khá nhiều trong những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng. Cũng như những nhân vật khác thuộc loại này, thị Nở được ngòi bút Nam Cao đặc tả thật khách quan, trần trụi để hiện lên như là nơi hội tụ của tất cả những gì kém cỏi, xấu xí nhất ở cõi người: một người dở hơi, "ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn".
+ Dở hởi, ngẩn ngơ: hành động hoàn toàn theo bản năng và không có khả năng nghĩ tới hậu quả, nghĩ rất lâu mới xong cả những chuyện đơn giản nhất.
+ Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên gương mặt đều không giống với những gì có thể có và nên có ở con người, nhất là người phụ nữ (mũi, môi, răng, gương mặt,.ế.).
+ Nghèo và có mả hủi: được nói đến như những thứ "tội nợ" trong lí lịch để ngăn cản hạnh phúc, khiến thị không thể lấy chồng.
Nam Cao không hề vô tình khi miêu tả những đặc điểm này của thị Nở. Cả giọng điệu và từ ngữ mà ông sử dụng đều cho thấy điều đó. Chẳng hạn: giọng hài hước pha lẫn
chua chát, cụm từ "đã thế" lặp lại ba lần, "và thị lại" lặp lại hai lần đều với hàm ý nhấn mạnh để làm nổi bật vẻ thảm hại của thị Nở ở cả vẻ ngoài và lí lịch.
- Những phẩm chất bên trong và ý nghĩa của nó: Mục đích của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở khôngphải là để miệt thị, hạ thấp con người mà trước hết là để làm nổi bật những giá trị chân chính của con người. Ởđiểm này, Nam Cao đã cố ý sử dụng thủ pháp đối lập để thể hiện một quan niệm rất hiện đại về hai chữ "con người": không có con người hoàn toàn thánh thiện, cũng không có con người hoàn toàn xấu xa, con người hiện diện với tất cả sự phức tạp của những mặt đối lập. Và đối lập với ngoại hình bất thành nhân dạng ấy là một nội tâm tràn đầy nhân tính:
+ Tình thương: đối tượng của tình thương là Chí Phèo - một người ốm và cô đơn - "ốm mà nằm còng queo một mình". Biểu hiện của lòng thương là nấu cháo hành để giải cảm - cách chăm sóc người ốm đơn giản nhất; mang cháo sang cho Chí với thái độ ân cần, chân thành. Giá trị của tình thương ấy rất lớn: vừa giải cảm, giải độc cho Chí Phèo để Chí rũ bỏ cái vỏ quỷ dữ mà trở lại với bản tính người vốn có vừa khiến cho chính thị Nở cũng trở nên có giá trị hơn khi trong mắt Chí, thị có duyên, đáng yêu và đúng là người, khác hẳn với bà ba bá Kiến là con quỷ cái dâm đãng khiến Chí khinh bỉ và ghê sợ.
+ Tình nghĩa: ý thức trách nhiệm trong mối quan hệ với Chí khiến thị không bỏ mặc Chí khi Chí ốm đau, khiến thị tự nguyện chăm sóc Chí một cách ân cần.
+ Khát khao hạnh phúc: thích cuộc sống gia đình có vợ, có chồng và nghĩ rất nghiêm túc về mối quan hệ với Chí (cảm giác "ngường ngượng mà thinh thích", hành động về xin phép bà cô, sự tức giận khi bị bà cô từ chối,...).
Ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao khi phát hiện ra vai trò, giá trị và sức mạnh của tình thương trong cuộc sống của con người, đồng thời cảm thông với những khát khao chính đáng và trân trọng những giá trị người trong con người.
- Quan hệ với nhân vật trung tâm và ý nghĩa của mối quan hệ đó:
+ Mục đích lớn nhất của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở là tạo ra một chất "xúc tác" để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm: tính chất bi thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo.
• Khi xuất hiện với tư cách một con người có tình thươns ở bên cạnh Chí, thị Nở khiến Chí hồi sinh: thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đó là tỉnh ngộ rồi cuối cùng khát khao làm người lương thiện, khát khao hoàn lương. Nghĩa là, trong mối quan hộ với thị Nở, Chí Phèo đã trở lại với tính người toànvẹn.
• Sự từ chối của thị Nở đẩy Chí từ đỉnh cao của khát khao hạnh phúc xuống đến tận cùng của nỗi bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì bị một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn từ chối. Chí đau đớn, tuyệt vọng vì cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị đóng lại, con đường trở lại làm người lương thiện đã bị chặn đứng. Chí uất ức, hận thù vì bị khinh bỉ,coi thường, bị tước đi cơ hội sống như một con người,... Tất cả những yếu tố tâm lí ấy đẩy Chí đến chỗ tự sát một cách nhanh, chóng, quyết liệt và bi thảm.
+ Ý nghĩa: xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã làm nổi bật khao khát sống của Chí Phèo; đồng thời làm nổi bật thực tế tàn bạo của xã hội thời ấy: con người muốn sống cho lương thiện thì đồng thời cũng phải chọn cho mình cái chết để bảo vệ phần người lương thiện ấy.
b) Đánh giá
- Thị Nở được xây dựng như một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một tình huống đặc biệt của truyện (cuộc gặp gỡ Chí Phèo - thị Nở) và thúc đẩy quá trình diễn biến của tác phẩm. Trong tình huống truyện ấy, cả hai nhân vật đều bộc lộ trọn vẹn những gì tốt đẹp bấy lâu nay bị che khuất. Trong diễn biến cốt truyện Chí Phèo, sự hiện diện của thị Nở một mặt tạo cho truyện cái ý vị trữ tình đặc biệt qua sự toả sáng của tình thương, tình người, mặt khác tạo ra tính bước ngoặt cho mạch truyện khiến chủ đề tư tưởng của tác phẩm trở nên sáng rõ.
- Xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã hé mở một phần hiện thực cuộc sống của người phụ nữ nông thôn và thể hiện sâu sắc tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
3. Kết bài
- Với thị Nở, cách xây dựng nhân vật của Nam Cao bề ngoài có vẻ theo chủ nghĩa tự nhiên song trong chiều sâu ý nghĩa thì đó lại là tinh thần nhân đạo sâu sắc bởi nó xuất phát từ thái độ trân trọng con người, đề cao vai trò, sức mạnh của tình thương đối với con người.
- Đọc truyện Chí Phèo, ấn tượng ban đầu về thị Nở chỉ là một người đàn bà xấu xí, khốn khổ. Song dấu ấn quan trọng nhất mà nhân vật để lại trong tác phẩm và trong lòng người đọc lại chính là cách sống giản dị đến thô mộc mà luôn ấm áp tình thương - dấu ấn đủ để mỗi người đọc cảm thấy một cách thấm thìa ý nghĩa của tác phẩm này.