07/02/2018, 22:53

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh sáng tác: – Cách mạng tháng 8 năm 1945 giành thắng lợi. 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội. Và người soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập. – Vào ngày mùng 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tích Hồ Chí Minh đã thay mặt ...

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:

– Cách mạng tháng 8 năm 1945 giành thắng lợi. 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội. Và người soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập.
– Vào ngày mùng 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tích Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đọc  bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào Việt Nam.

– Lúc đó, Pháp lại một lần nữa đòi biến nước ta thành thuộc địa sau khi Nhật đầu hang. Việt Nam bị bao vây từ Bắc vào Nam, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, còn thực dân Pháp theo chân Đồng Minh.

2. Thể loại:

Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại Văn chính luận.

3. Chủ đề:

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, tuyên bố đất nước Việt Nam độc lập, xóa bỏ được chế độ phong kiến hơn 1000 năm đô hộ và 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược. Đây như một lời thông báo cho thế giới biết chủ quyền của Việt Nam. Sự độc lập, tự do của dân tộc.

4. Bố cục:

Được chia thành ba phần:

Phần 1: Nguyên lý chung của bản Tuyên Ngôn

Phần 2: Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn

Phần 3: Lời tuyên bố với thế giới

II. Phân tích bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Nguyên lý chung của bản Tuyên ngôn

– Về nguyên tắc chung hay chính là cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn: đây là lời khẳng định chủ quyền, quyền bình đẳng, quyền được sinh ra, được tự do, được sống, được mưu cầu hạnh phúc- những quyền cơ bản của con người mà không ai được xâm phạm.

– Để nâng cao giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại, tạo tiền đề sắc bén cho lập luận ở trên, Hồ Chí Minh đã Hồ Chủ tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp,
– Việc trích dẫn đó đã giúp khéo léo, khóa miệng đối phương. Giúp dân tộc ta sánh ngang các nước, thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
Đây là sự khẳng định hùng hồn chân lý: Độc lập, tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ- “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

2. Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn.

* Đây là một bản cáo trạng về những  tội ác tcủa bọn hực dân Pháp:

– Chúng ta vạch trần bộ mặt cướp nước, áp bức đồng bào mà lợi dụng lá cờ tự do của bọn thực dân Pháp.

 – Sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú pháp, ngôn ngữ sắc sảo, giọng văn hùng hồn, để thể hiện thái độ, nỗi căm phẫn và thái độ đanh thép để kết án bọn thực dân.

– Chúng đã bán nước ta hai lần trong vòng 5 năm từ 1940-1945, thẳng tay khủng bố Việt Minh.

– Chúng ta vạch trần thái độ nhục nhã của thực dân Pháp (chúng quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy…). (từ đó,…từ đó..) để tố cáo tội ác của  chúng.

– Chúng ta đấu tranh giành độc lập cho dân tộc vô cùng gian nan, phải hi sinh rất nhiều. Từ năm 1940, nước ta thành thuộc địa của Nhật- ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật đầu hang quân Đồng Minh. Sau đó, trải qua bao nhiêu cuộc đấu tranh, dân ta đã đuổi được Pháp- Nhật, buộc Vua Bảo Đại phải thoái vị. Giành được độc lập, lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Chấm dứt, xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp trên đất nước ta.  Các nước Đồng Minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”: Bản tuyên ngôn đưa ra một lập luận vô cùng sắc bén, hùng hồn do sử dụng lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích…

3. Lời tuyên bố với thế giới.

– Nước Việt Nam phải được hưởng các quyền tự do và độc lập và nhất định phải trở thành một nước tự do, độc lập.
– Nhân dân ta một lòng quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy

III. Ý nghĩa văn bản:

– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, một áng văn chính luận mẫu mực đã thể hiện ra phong cách chính luận của Hồ Chí Minh

– Ca ngợi lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm vì  độc lập, tự do, hòa bình của dân tộc.

0