Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ Trích Tắt Đèn Của Ngô Tất Tố | Làm văn mẫu
[Văn mẫu lớp 8] – Anh chị hãy soạn bàu “ Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố Đề bài: Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ Trích Tắt Đèn Của Ngô Tất Tố Bài Làm I – Tìm hiểu chung 1) Về tác giả ...
[Văn mẫu lớp 8] – Anh chị hãy soạn bàu “ Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố
Đề bài: Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ Trích Tắt Đèn Của Ngô Tất Tố
Bài Làm
I – Tìm hiểu chung
1) Về tác giả
Nhà văn Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954, ông quê ở Bắc Ninh và là một nhà văn chuyên viết về đề tài nông thôn trước cách mạng tháng 8.
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc nên vào năm 1996 ông đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật.
Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: tiểu thuyết Tắt đèn, Việc làng, Sống chết mặc bay…
2) Về tác phẩm
“Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích nổi tiếng thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn được in trên báo Việt nữ năm 1937
Đoạn trích thuộc thể loại tiểu thuyết với phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Ý nghĩa nhan đề: muốn nhấn mạnh một quy luật tự nhiên và mở ra một con đường mới cho giai cấp nông dân chính là khi bị áp bức, bóc lột đến bước đường cùng thì chỉ có đáp trả, đấu tranh mà thôi.
II – Phân tích tác phẩm
1)Nhân vật chị Dậu
Chị Dậu là một người đàn bà hiền lành, chịu thương chịu khó, luôn sống nhẫn nhịn nhưng chị sẵn sàng chiến đấu chống trả lại khi bị dồn ép đến chân tường, đến bước đường cùng. Cụ thể:
– Đối với chồng con: Chị luôn hết mức yêu thương, chăm sóc và bảo vệ, xin được bát gạo chị nấu hết cháo cho chồng ăn.
– Đối với bọn quan lại tay sai: ban đầu chị quỳ lạy, nhịn nhục van nài chúng tha cho anh Dậu, nhưng bọn tay sai không thèm để ý chúng lăm le tiến đến bắt trói anh Dậu khiến anh sợ ngất đi. Trong tình thế đó để bảo vệ chồng mình, chị Dậu đã đứng lên đánh trả, quật ngã bọn chúng.
Diễn biến tâm lý của chị Dậu
-Lo sợ à Van xin những tên lính đó đừng bắt trói chồng chị à Tính mạng anh Dậu bị đe dọa, chị Dậu bị chúng đấm vào ngực, đánh bốp vào mặt à Anh Dậu bị bắt trói à Chị Dậu vùng dậy, chị không còn biết sợ những tên lính này nữa à Chị đánh trả lại chúng.
-Diễn biến tâm lý của chị Dậu cũng được thể hiện qua cách xưng hô của chị: Lúc đầu là cháu – ông, khi cãi lý là tôi – ông, đến khi bị dồn đến đường cùng, tức nước vỡ bờ là bà – mày
Hành động phản kháng của chị Dậu cho chúng ta thấy được trong con người chị dù sống khiêm nhường nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối, sợ hãi. Trong đó là cả một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng chống trả đến cùng với những kẻ cậy quyền, áp bức, bóc lột kẻ khác tàn bạo.
2)Nhân vật cai lệ – người nhà lý trưởng – bọn tay sai
Chúng luôn cậy quyền, hà hiếp người người nông dân. Thái độ và hành động của chúng được miêu tả một cách cụ thể:
- Tay cầm thước, dây thường, roi sắt hầm hầm tiến vào nhà chị Dậu để bắt trói anh Dậu. Miệng luôn quát ầm lên, hai mắt trợn ngược. Chúng đánh ngã anh Dậu, đấm vào ngực, tát vào mặt chị Dậu à Hành động vô cùng hung hăng, côn đồ, đây là hình ảnh đại diện cho bọn thống trị trong xã hội cũ
- Lời lẽ thì hách dịch,luôn coi mình là người trên, khinh miệt người khác
Bọn tay sai, cai lệ , người nhà lý trưởng chính là một công cụ đắc lực của bọn thống trị bấy giờ. Qua chúng, Ngô Tất Tố muốn cho chúng ta thấy được một bộ mặt thật của xã hội tàn ác nửa phong kiến, nửa thực dân đang ngày ngày hạnh hạ, bóc lột, xách nhiễu tầng lớp nông dân
III – Kết luận
Về nghệ thuật:
Ngô Tất Tố đã khắc họa rõ nét hình tượng các nhân vật, xây dựng ra một tình huống truyện vô cùng kịch tính, sử dụng ngòi bút miêu tả, biểu cảm nhân vật hết sức sống động, chân thực.
Về nội dung:
Truyện đã vẽ ra một bức tranh tăm tối của người nông dân trong xã hội cũ, vừa nghèo đói, vừa bị áp bức bọc lột dã man. Và cuối cùng để thoát khỏi cuộc sống cơ cực này họ chỉ có một con đường đó chính là đứng lên đấu tranh chống trả lại áp bức, cường hào.
Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã vô cùng thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ Việt Nam đương thời, luôn dịu dàng, nhẫn nhịn, yêu thương chồng con nhưng vẫn rất mạnh mẽ, sẵn sàng chống trả lại bọn ác bá để bảo vệ chồng mình.
>> XEM THÊM:
- Tóm Tắt Văn Bản Tức Nước Vỡ Bờ
-
Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Ông Giuốc Đanh Mặc Lễ Phục
-
Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Văn Bản Tôi Đi Học Của Thanh Tịnh | văn mẫu