02/08/2018, 22:46

Liên hệ và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ Ấy

Liên hệ và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ Ấy Bài làm Nhắc đến Tố Hữu là ta nhớ đến “Cánh chim đầu vào” của thơ ca cách mạng Việt Nam. Là nhà thơ được mệnh danh là hồn thơ của dân tộc, ông khẳng định văn chương của ...

Liên hệ và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ Ấy

Bài làm

Nhắc đến Tố Hữu là ta nhớ đến “Cánh chim đầu vào” của thơ ca cách mạng Việt Nam. Là nhà thơ được mệnh danh là hồn thơ của dân tộc, ông khẳng định văn chương của mình trên thi đàn Việt Nam với phong cách thơ trữ tình và chính trị. Là một nhà chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ, giống như nhà thơ Sóng Hồng đã từng viết: “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Hay Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng:

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Nói đến bài thơ Việt Bắc, tháng 7 năm 1954, khi hiệp định Giơnevo được kí kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, những người cán bộ từ Việt Bắc trở về miền xuôi để tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có tính thời sự lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ chinh phục người đọc ở một bản tình ca mà ở đó còn có một bản hùng ca về bức tranh ra quân bi tráng, hào hùng trong tác phẩm Việt Bắc.

“Những đường Việt Bắc của ta 
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung 
Quân đi điệp điệp trùng trùng 
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 
Dân công đỏ đuốc từng đoàn 
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. 
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên. 
Tin vui chiến thắng trăm miền 
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về 
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê 
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. ”

lien he va so sanh hai tac pham viet bac va tu ay Liên hệ và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ Ấy

Những đường Việt Bắc là những đường anh bộ đội hành quân ra trận. Cụm từ “của ta” là khát khao được đứng lên, được làm chủ quê hương mình, đất nước mình. Tác giả liên tục sử dụng các từ láy như “đêm đêm” “rầm rập” kết hợp với phụ âm rung và thủ pháp nghệ thuật so sánh. Tác giả tái hiện lại âm hưởng hào hùng của cả một dân tộc hành quân ra trận. Câu thơ trên miêu tả về âm thanh thì câu thơ dưới lại mô tả phần nhiều về hình ảnh.

Quân đi điệp điệp trùng trùng 
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 

“Điệp điệp”, “trùng trùng” vốn dĩ là những từ láy để mô tả núi hoặc sóng. Đó là vẻ đẹp của người dân Việt Nam hành quân ra trận, người người lớp lớp đông đảo như sóng cuộn điệp điệp trùng trùng . Đã từng bước vào trang văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, làn sóng ấy lại vô cùng sôi nổi, nó lướt qua mọi khó khăn thử thách, nó nhấn chìm cả bọn bán nước và bè lũ cướp nước”

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Nếu như ta hiểu theo nghĩa tường mình thì “Ánh sao” ở đây là ánh sao của bầu trời Việt Bắc phản chiếu vào nòng súng thép của anh bộ đội vào trận đánh quân thù. Thế nhưng, nếu ta hiểu theo nghĩa hàm ẩn, thì đây là lí tưởng cách mạng. Là Đảng là Bác Hồ soi đường chỉ lối cho anh bộ đội vào trận đánh quân thù. “Bạn cùng mũ nan” đó là những chiếc mũ đồng bào dân tộc miền cao gửi tặng cho người lính để vượt qua bao nắng mưa dải dầu.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn 
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Nghệ thuật đảo ngữ “đỏ đuốc”, là vẻ đẹp lực lượng hậu phương vững chắc của anh bộ đôi, là những đoàn dân công quang gánh, xe thồ, ngày đêm tải đạn ra tiền tuyến. và cũng chỉ có trong những bảo tàng lịch sử Việt Nam ta mới nhận thấy, có chiếc xe đạp mà có thể chở được 2 3 tạ đạn lên chiến trường. Thơ ca của nhà thơ Tố Hữu rất đồng điệu với thơ ca của Bác Hồ, khi mà hướng bắt đầu luôn luôn là hiện tại đến tương lai, từ bóng tối đến ánh sáng. Và ở đó là nghệ thuật nói quá và phóng đại làm cho vẻ đẹp của những con người Việt Nam bước ta từ trang sử vẻ vang của dân tộc. Đó là vẻ đẹp của những con người đẹp từ gót chân đến mái tóc, đẹp từ như trong chân lí sinh ra.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên. 

Một bên là “thăm thẳm sương dày” một bên là “đèn pha bật sáng” , ngọn đèn pha ấy đánh tan đi lớp sương dày. Ngọn đèn xe ấy không chỉ đơn thuần là hình ảnh của những chiếc xe mà ta từng bắt gặp trong “Tiểu đội xe không kính”. Mà ở đây, ta có thể thấy rằng đó là những khó khăn thiếu thốn trong những ngày đầu kháng chiến. Chúng ta chỉ có vũ khí là giáo mác thô sơ, nhưng quân ta càng đánh, lực lượng càng mạnh, thế tấn công dễ như chẻ tre. Chúng ta đã có những đoàn xe ra tiền tuyến. chúng ta đã có những pháo binh ra mặt trận và ở đó là bình minh huy hoàng vẫy gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến.

Tám câu thơ trên là cảnh ra quân thì 4 câu thơ dưới là vẻ đẹp của khúc ca ăn mừng chiến thắng:

“Tin vui chiến thắng trăm miền 
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về 
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê 
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. ”

Điệp từ “Vui” được lặp lại 4 lần, thể hiện tiếng reo vui của hàng triệu trái tim con người Việt Nam. Nghệ thuật liệt kê “Hòa Bình” “Tây Bắc” “Điện Biên”,..chiến thắng sau còn giòn giã hơn chiến thắng trước. Bởi vậy mà ta nhận thấy đó là vẻ đẹp của Việt Bắc, đó là lí do người ta nói rằng: Việt Bắc của Tố Hữu không chỉ thuyết phục người đọc ở một bản tình ca mà ở đó còn là bản hùng ca bi hùng bi tráng về cảnh ra quân, là những giai điệu tự hào trong thơ ca Việt Nam.

Tiếp đó ta thấy:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Bài “Từ ấy” gồm 3 khổ thơ, mỗi khổ thơ lại là một vẻ đẹp rất riêng. Khổ 1 là niềm vui của tác giả khi được đến với lý tưởng cách mạng. Ông tự ví tâm hồn của mình là một khu vườn đầy hoa lá, kể từ khi có mặt trời chân lí thì bỗng đậm hương và rộn tiếng chim. Là một khu vườn bống ngập tiếng chim ca, là niềm vui của tác giả, là ánh sáng của vầng hồng đánh bật bóng đêm lụi, là ánh sáng của triết học Mác Lenin, đó là mặt trời chân lí, là đảng soi đường chỉ lối. Đến với khổ 2, từ niềm vui ấy dẫn đến ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ. Họ phải gần gũi với quần chúng nhân dân, khơi dậy khối đại đoàn kết dân tộc. Cuối cùng, từ sự thay đổi về ý thức trách nhiệm dẫn đến sự thay đổi về tâm tư tình cảm. Liên tục sử dụng các từ “là anh” “là em” “là con”, coi tất cả đồng bào , đồng chí của mình là trong một gia đình. Họ đều là máu mủ của mình. Và nhiệm vụ cuối cùng, nhiêm vụ quan trọng nhất đó là phải xây dựng, thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân. Đó chính là vẻ đẹp của bài thơ “Từ ấy”.

Trong văn chương ta nhận thấy, thời thế thay đổi thì cách viết của nhà thơ cũng được đổi thay. Chúng ta đã từng biết đến Nguyễn Minh Châu trước 1975 viết nhiều về con người Việt Nam trong chiến đấu. Sau đó, ta biết đến Nguyễn Minh Châu sau 1975 toàn viết về cuộc sống với những triết lí, những trải nghiệm, những câu chuyện trần trụi và thô ráp nhưng lại đem đến những tuyên ngôn, những nghệ thuật rất sâu sắc. Nhắc đến Nguyễn Tuân trước 1945 và Nguyễn Tuân sau 1945 là hoàn toàn khác. Là “Chữ người tử tù” lại hoàn toàn khác với “Người lái đò sông Đà” .

Bài thơ Việt Bắc và Từ ấy điểm giống ở đây là sự nhất quán về phong cách sáng tác “trữ tình và chính trị”. Là người cách mạng làm thơ luôn luôn ý thức được ngòi bút của mình phải thực sự là thứ vũ khí trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Thơ ca của ông có thể khẳng định đó là cuốn “Nhật kí về lịch sử Việt Nam” , bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà ông được mệnh danh là hồn thơ của dân tộc. Còn điểm khác ở đây là về nội dung. Một tác phẩm viết về niềm vui của tác giả khi đến với ánh sáng lí tưởng của cách mạng. Một tác phẩm lại viết về những năm tháng không thể nào quên của dân tộc Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.Một tác phẩm được viết ở thể thơ lục bát, còn một tác phẩm thì không.

Tóm lại, dù có là trước cách mạng hay sau cách mạng, dù là “Từ ấy” hay là “Việt Bắc” , thì rõ ràng, phong cách thơ của Tố Hữu thực sự rất đáng khâm phục. Ông là người thư kí trung thành của thời đại, tác phẩm của ông là những tấm gương xê dịch trên quãng đường đời.

0