08/03/2018, 10:21

Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Hướng dẫn II – ĐỀ BÀI 1. Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn ...

Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Hướng dẫn

II – ĐỀ BÀI

1. Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

2. Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

3. Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".

II – GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

Đề l:

– Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu: bày tỏ quan niệm về vãn chương chân chính.

+ Loại văn chương "đáng thờ" là văn chương "chuyên chú ở con người", là văn chương "vị nhân sinh", hướng đến phục vụ cuộc sống con người.

+ Loại văn chương "không đáng thờ" là loại vãn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương", lo rèn câu đúc chữ, ở hình thức nghệ thuật, đó là văn chương "vị nghệ thuật".

– Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu:

+ Đó là ý kiến giàu sức thuyết phục, có ý nghĩa lâu bền bởi ở thời đại nào văn chương cũng phải xuất phát từ đời sống và cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác cần phục vụ cuộc sống của con người (lấy dẫn chứng về những tác phẩm phục vụ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại của dân tộc).

+ Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội dung cần có sự tương xứng. Nghệ thuật giúp nội dung trở nên đặc sắc hơn.

(Lấy dẫn chứng về những giá trị của các thủ pháp nghệ thuật).

Đề 2:

– Giải thích khái niệm "Phong cách".

+ Phong cách là khái niệm dùng để chỉ những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó.

+ Trong văn học, phong cách chỉ những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại. Hiểu một cách đơn giản, phong cách là những nét độc đáo của riêng mỗi nhà văn thể hiện trong vãn học.

(Chẳng hạn: phong cách của nhà vãn Nguyễn Tuân là sự tài hoa, phong cách của nhà thơ Tố Hữu là giọng điệu tâm tình ngọt ngào,…).

– Phong cách được thể hiện trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.

+ Về nội dung: bao gồm những quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải vấn đề về cuộc sống con người,…

Chẳng hạn: nhà văn Nguyễn Tuân thường nhìn mọi sự vật, sự việc dưới góc độ là sự tài hoa; sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thường ngợi ca sự tài hoa của những con người Việt Nam trong lao động, sản xuất,…

+ Về nghệ thuật: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ,…

Chẳng hạn: nhà thơ Tố Hữu thường chọn thể thơ lục bát, những hình thức biểu hiện đậm màu sắc dân tộc,…

– Điều thú vị khi đọc những tác phẩm văn học là phát hiện ra những nét độc đáo về phong cách của các tác giả.

– Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình.

– Giữa phong cách của mỗi tác giả có mối quan hệ chặt chẽ tới bản thân cá tính mỗi tác giả. Trong văn học, phong cách được thể hiện sinh động như một thực thể bộc lộ những quan niệm cá nhân về vãn học.

– Bài học rút ra:

+ Nhà văn trong sáng tác cần biết tạo cho mình một phong cách riêng nổi bật.

+ Người đọc trong tiếp nhận cần có sự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện nét phong cách riêng của mỗi nhà văn.

Đề 3:

– Giải thích ý kiến của La Bơ-ruy-e: đưa ra quan niệm về tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học, đó là dựa vào giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

– Giá trị giáo dục của tấc phẩm văn học: "nâng cao tinh thần", "gợi những tình cảm cao quý và can đảm" -> hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

– Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của tác giả, lấy dẫn chứng trong những tác phẩm đã học. Những tác phẩm tồn tại lâu bền được từ xưa đến nay đều nhờ những giá trị giáo dục của chúng. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ có thể trở nên lạc hậu song giá trị giáo dục đã vượt qua thử thách của thời gian để trường tồn:

+ Văn học dân gian (những bài ca dao).

+ Văn học trung đại, văn học hiện đại (phân tích giá trị giáo dục của những tác phẩm tiêu biểu).

0