01/06/2017, 11:59

Soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tiếp theo

Soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tiếp theo I. Kiến thức cơ bản 1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có những nét đặc thù, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, thống nhất. Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những ...

Soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tiếp theo I. Kiến thức cơ bản 1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có những nét đặc thù, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, thống nhất. Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời có thể lĩnh hội được lời nói của những cá nhân khác. Nếu mỗi cá nhân không có ý thức hình thành và chiếm lĩnh được ngôn ngữ chung thì không thể tạo ra ...

I. Kiến thức cơ bản

1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có những nét đặc thù, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, thống nhất. Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời có thể lĩnh hội được lời nói của những cá nhân khác. Nếu mỗi cá nhân không có ý thức hình thành và chiếm lĩnh được ngôn ngữ chung thì không thể tạo ra được lời nói riêng, không thể tham gia và giao tiếp chung trong xã hội.

Trong khi đó, ở mỗi cá nhân, ngôn ngữ chung được hiện thực hóa. Hơn nữa, trong chính quá trình mỗi cá nhân sử dụng, ngôn ngữ chung được biến đổi và phát triển. Những sáng tạo và biến đổi trong lời nói cá nhân cần tuân theo các quy tắc và phương pháp chung, có như vậy sự giao tiếp mới đạt được hiệu quả và mục đích của nó.

II. Luyện tập

Bài tập 1. Trong câu thơ: Nách tường bông liễu bay sang láng giềng, từ nách tường được Nguyễn Du sử dụng để chỉ chỗ tiếp giáp giữa hai bức tường xây chắn chung quanh nhà (góc tường). Tác giả đã chuyển nghĩa từ nách từ việc chỉ một bộ phận trên cơ thể con người sang chỉ một góc tường, đó là hình ảnh ẩn dụ. Nếu thay từ nách tường bằng góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều.

Bài tập 2. Từ xuân vốn mang nghĩa phổ quá, nó được coi là mùa chuyến tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm. Nhưng khi xuất hiện trong văn chương, từ xuân lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân mang hai nghĩa khác nhau. Từ xuân thứ nhất chỉ tuổi xuân, còn từ xuân thứ hai lại chỉ mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân càng khiến cho nhà thơ thêm buồn tủi, chán chường…

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp và tuổi xuân của người con gái. Cả câu thơ chỉ tuổi trẻ, tấm thân của người con gái đã trao cho người khác rồi.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men sau nồng của rượu ngon, đồng thời cũng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa xuân đầu tiên của năm, trong khi đó từ xuân trong câu thứ hai chỉ sức sống và sự tươi trẻ.

Bài tập 3. Từ mặt trời với nghĩa của nó là một thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn sưởi ấm và chiếu sáng cho trái đất. Khi được đưa vào thơ, từ mặt trời lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

- Hai câu thơ của Huy Cận:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Trong hai câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc, không có sự chuyển nghĩa từ mặt trời trong ngữ cảnh này.

- Ở hai câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Từ mặt trời đã được chuyển nghĩa thành chân lí, lí tưởng cách mạng.

- Hai câu thơ của Viễng Phương từ mặt trời mang hai nghĩa khác nhau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lắng rất đỏ.

Từ mặt trời thứ nhất dùng với nghĩa gốc (chỉ thiên thể trong vũ trụ), trong khi đó, từ mặt trời trong câu thứ hai được dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ Bác Hồ, người đã mang lại ánh sáng và sưởi ấm cho dân tộc giống như mặt trời vậy.

- Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,

Mặt trời của của mẹ em nằm trên lưng.

Cũng giống như mặt trời trong câu thơ đầu của Viễn Phương, từ mặt trời trong câu thơ đầu của Nguyễn Khoa Điềm dùng để chỉ mặt trời của vũ trụ, từ mặt trời trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ. Đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và là ánh sáng của đời mẹ.

Bài tập 4. 

a. Từ mọn mằn là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Dựa vào các từ có phụ âm đầu là m (chẳng hạn: muộn màng).

- Dựa vào thanh điệu (thanh huyền).

- Từ mọn mằn dùng để chỉ một vật nào đó nhỏ bé, ra đời muộn.

b. Từ giỏi giắn cũng là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt.

- Dựa vào các từ chỉ sự đảm đang, tháo vát của một người nào đó: giỏi giang, nhanh nhẹn.

- Dựa vào những từ chỉ hình dáng: nhỏ nhắn.

c. Từ nội soi là thuật ngữ dùng trong y học mới được tạo ra trong thời gian gần đây nhờ vào phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Từ nội dùng để chỉ những gì thuộc về bên trong: nội tâm, nội thất…

- Từ soi dùng để chỉ hoạt động dùng ánh sáng chiếu vào.

- Nội soi chính là dùng phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.

0