Soạn bài Từ Hán Việt SBT Ngữ Văn 7 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 43 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Chủ đề : Đố nhau giải nghĩa yếu tố Hán Việt. Mỗi em sưu tầm khoảng 10 - 15 từ ghép Hán Việt. Ở cuộc họp tổ, các em đố nhau giải nghĩa các yếu tố trong các từ ghép đó. ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 43 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Chủ đề : Đố nhau giải nghĩa yếu tố Hán Việt. Mỗi em sưu tầm khoảng 10 - 15 từ ghép Hán Việt. Ở cuộc họp tổ, các em đố nhau giải nghĩa các yếu tố trong các từ ghép đó.
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 70, SGK.
2. Bài tập 2, trang 71, SGK.
3. Bài tập 3, trang 71, SGK.
4. Bài tập 4, trang 71, SGK.
5. Tìm từ Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt theo từng nghĩa :
- Nhật : mặt trời + ngày
- Hành : đi + làm
- Trọng : nặng + cho là có ý nghĩa, cần đánh giá cao
- Báo : cho biết + đáp lại, đền đáp
- Danh : tên + có tiếng tăm
- Khinh : nhẹ + xem thường, không coi trọng
- Thị : chợ + thành phố
- Niên : năm + tuổi
6. Trong tiếng Việt, có một số từ ngữ dùng hình dạng chữ Hán (còn gọi là chữ nhỏ) để miêu tả động tác, hình dáng của con người, sự vật. Căn cứ nghĩa và hình dạng của chữ Hán cho dưới đây, em hãy tìm âm Hán Việt của chữ Hán trong các từ ngữ sau :
- Bắt (vắt) chân chữ (“năm”, số từ).
- Chân đi chữ (“tám”, số từ).
- Hình chữ (“mặt trời”, “ngày”).
- Khuôn mặt chữ (“ruộng”).
- Hội chữ (“mười”, số từ) đỏ.
7. Thảo luận tổ
Chủ đề : Đố nhau giải nghĩa yếu tố Hán Việt. Mỗi em sưu tầm khoảng 10 - 15 từ ghép Hán Việt. Ở cuộc họp tổ, các em đố nhau giải nghĩa các yếu tố trong các từ ghép đó.
Gợi ý làm bài
1. Dựa vào nghĩa của từ mà suy ra nghĩa của yếu tố. Ví dụ : Dựa vào nghĩa của các từ hoa lệ, hoa mĩ để suy ra nghĩa của hoa là “đẹp”. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa của từ đã cho và từ đó suy ra nghĩa của yếu tố Hán Việt.
2. Nghĩa của quốc, sơn, cư, bại đã được giải thích khi học bài Sông núi nước Nam (trang 62, SGK). Cần chú ý tìm đúng từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt với nghĩa đã được giải thích và từ đó phải là từ Hán Việt. Tránh nhầm lẫn với yếu tố đồng âm khác nghĩa.
Ví dụ : sơn : sơn thỷ, giang sơn (phân biệt với sơn trong sơn mài không phải là yếu tố Hán Việt).
3. Để làm bài tập này, trước hết cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi yếu tố và nghĩa của từ, sau đó xác định yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính. Từ đó xác định trật tự của các yếu tố trong những từ ghép đã cho. Lưu ý : từ ghép Hán Việt có một số trường hợp trật tự yếu tố khác với từ ghép thuần Việt.
4. Nên tìm những từ Hán Việt dễ hiểu, gần gũi với HS để làm bài tập này. Ví dụ:
- học sinh (yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau)
- yên tâm (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau)
Có thể tìm các từ thuộc hai loại từ ghép này trong từ điển hoặc trong các văn bản SGK.
5. Mẫu :
Nhật: + mặt trời : nhật thực
+ ngày : sinh nhật
6. Quan sát hình dạng của chữ Hán, xét nghĩa của cả cụm từ, liên hệ nghĩa của mỗi chữ với yếu tố Hán Việt có nghĩa đó. Từ đó tìm ra âm Hán Việt của chữ Hán đó.
Mẫu : Bắt (vắt) chân chữ (“năm”, số từ) -> Bắt (vắt) chân chữ ngũ.
7. Mỗi em sưu tầm khoảng từ 10 - 15 từ ghép Hán Việt, tìm hiểu, xác định nghĩa của mỗi yếu tố. Ở tổ, lần lượt từng em đố các bạn khác giải thích nghĩa của các yếu tố trong các từ ghép Hán Việt. Nếu có ý kiến chưa nhất trí thì có thể thảo luận, tra cứu thêm hoặc hỏi ý kiến của thầy cô.
Sachbaitap.com