Soạn bài Trăng ơi ... từ đâu đến ?
TUẦN 29: TẬP ĐỌC TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? A. KĨ NĂNG ĐỌC: Bài thơ được sáng tạo theo thể năm chữ nhịp thơ đều đặn mang âm điệu của một bài đồng dao. Vì thế khi đọc phải thể hiện sự hồn nhiên, tươi trẻ, tha thiết dịu dàng bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ của nhà thơ trước vẻ đẹp của ánh trắng. B. TÌM HIỂU ...
TUẦN 29: TẬP ĐỌC TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? A. KĨ NĂNG ĐỌC: Bài thơ được sáng tạo theo thể năm chữ nhịp thơ đều đặn mang âm điệu của một bài đồng dao. Vì thế khi đọc phải thể hiện sự hồn nhiên, tươi trẻ, tha thiết dịu dàng bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ của nhà thơ trước vẻ đẹp của ánh trắng. B. TÌM HIỂU BÀI: Câu 1. Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? Gợi ý: Trăng được so sánh với “quả chín hồng” và “tròn như mắt cá”. Câu ...
TUẦN 29: TẬP ĐỌC
TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN?
A. KĨ NĂNG ĐỌC:
Bài thơ được sáng tạo theo thể năm chữ nhịp thơ đều đặn mang âm điệu của một bài đồng dao. Vì thế khi đọc phải thể hiện sự hồn nhiên, tươi trẻ, tha thiết dịu dàng bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ của nhà thơ trước vẻ đẹp của ánh trắng.
B. TÌM HIỂU BÀI:
Câu 1. Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
Gợi ý: Trăng được so sánh với “quả chín hồng” và “tròn như mắt cá”.
Câu 2. Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
Gợi ý: Là vì: Trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà hoặc trăng đến từ biển xanh VI trang tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Câu 3. Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?
Gợi ý: Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân - Tất cả đều gần gũi thân thiết.
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đốì với quê hương đất nước như thế nào?
Gợi ý: Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và niềm tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của tác giả.