01/06/2017, 11:28

Soạn bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Soạn bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Gợi ý trả lời câu hỏi I. Ẩn dụ : Câu 1. Trong câu ca dao : “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Thì “thuyền”, “bến” không phải là để chỉ thuyền và bến, mà nó là hình ảnh để nhân vật trữ ...

Soạn bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Gợi ý trả lời câu hỏi I. Ẩn dụ : Câu 1. Trong câu ca dao : “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Thì “thuyền”, “bến” không phải là để chỉ thuyền và bến, mà nó là hình ảnh để nhân vật trữ tình gửi gắm tình cảm, mượn hình ảnh thuyền và bến để nói chuyện đôi lứa. Ở đây có sự so sánh ngầm giữa các đối tựng có tính tương đồng, “thuyền” là nhân vật ...

Gợi ý trả lời câu hỏi

I. Ẩn dụ :

Câu 1. Trong câu ca dao :

“Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.

Thì “thuyền”, “bến” không phải là để chỉ thuyền và bến, mà nó là hình ảnh để nhân vật trữ tình gửi gắm tình cảm, mượn hình ảnh thuyền và bến để nói chuyện đôi lứa. Ở đây có sự so sánh ngầm giữa các đối tựng có tính tương đồng, “thuyền” là nhân vật nam (thuyền: thường di chuyển, chỉ người con trai), “bến” là nhân vật nữ (cố định, chỉ người con gái ở lại đợi chờ). Thay vì nói:

Chàng ơi có nhớ thiếp chăng

Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Thì cách nói trên ý nhị hơn, kín đáo hơn.

a. Khác với câu ca dao ở trên, câu:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

Hình ảnh “cây đa bến cũ” và “con đò” trong câu ca dao thứ hai lại có ý nghĩa khác, không phải là chỉ nhân vật trữ tình, mặc dù bề ngoài thể hiện lại giống như câu ca dao ở câu thứ nhất. Nội dung mà câu này gửi gắm là tình yêu không thành. “Cây đa bến cũ” là nói đến tình yêu chung thủy của người con trai, anh vẫn một lòng hướng về người con gái mình yêu (cây đa bến cũ: bến vẫn ở chỗ cũ, ý nói sự chung thủy, không thay đổi), thế nhưng, người con gái anh yêu đã đi theo người khác (con đò khác: chỉ một người con trai khác).

Do đó để hiểu một câu ca dao có sử dụng phép ẩn dụ hay hoán dụ, chúng ta cần đặt câu ca dao đó vào một khung cảnh giao tiếp nhất định để có thể hiểu đúng điều mà ca dao gửi gắm.

Câu 2. Gợi ý:

(1) Hình ảnh ẩn dụ: lửa lựu (hoa lựa đỏ như lửa nên gọi là lửa lựu). Cách nói ấn dụ này đã miêu tả được cảnh sắc rực rỡ của cây lựu, đồng thời nói lên sức sống mãnh liệt của cảnh vật ngày hè.

(2) Biện pháp ẩn dụ được dùng là: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, cay đắng chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm. Ý nói đến thứ văn nghệ mơ mộng, trốn tránh thực tế, hoặc không phản ánh đúng bản chất hiện thực (… thứ văn nghệ ngòn ngọt bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật), sự thể hiện tình cảm nghèn nàn, thiếu sáng tạo (tình cảm gầy gò) của những tác giả chỉ mãi đi theo lối mòn, không dám đổi mới (những cá nhân co rúm lại).

(3) “Giọt” âm thanh của tiếng chim chiền chiện, ý nói sức sống của mùa xuân.

(4) “Thác”: những cản trở trên đường đi (ý nói những trở lực, khó khăn trên con đường cách mạng); “chiếc thuyền ta’’: con thuyền cách mạng. Ý cả câu: dẫu con đường cách mạng có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng sự nghiệp cách mạng dân tộc vẫn luôn vững tiến.

(5) Phù du: Một loại sâu bọ sống ở nước, có cuộc sống ngắn ngủi. Dùng hình ảnh con phù du để chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích; phù sa: chất màu mỡ, chỉ cuộc sống có ích.

Câu 3.  HS làm theo ba bước.

- Quan sát một vật quen thuộc bất kì.

- Liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó.

- Viết câu có dùng phép ẩn dụ.

Mẫu:

Tôi ghét cái mũi cà chua của mình. (mũi cà chua: mũi đỏ và to như quả cà chua)

II. Hoán dụ:

1.

Đầu xanh: tóc còn xanh, ý nói người còn trẻ.

Má hồng: Gò má người con gái thường ửng hồng rất đẹp, dùng hình ảnh đó để nói đến người phụ nữ trẻ đẹp. Ở trong văn cảnh câu thơ này, Nguyễn Du dùng các cụm từ đó để chỉ nhân vật Thúy Kiều.

Áo nâu: Người nông dân xưa kia thường nhuốm áo màu nâu để mặc, ở đây dùng áo màu nâu để chỉ người nông dân.

Áo xanh: Màu áo thường thấy của công nhân, ở đây dùng áo màu xanh để chỉ chung tầng lớp công nhân.

2.

a.

- Phép hoán dụ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Dùng “thôn Đoài” để chỉ người ở thôn Đoài, “thôn Đông” để chỉ người ở thôn Đông (lấy tên địa danh để chỉ người ở địa danh đó).

- Phép ẩn dụ: “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”. Dùng hình ảnh cau và trầu để chỉ hai nhân vật trữ tình đang yêu nhau, bởi vì mối quan hệ giữa hai người yêu nhau cũng có những nét tương đồng với mối quan hệ giữa trầu và cau, đều là mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời và khi kết hợp lại thì rất thắm thiết. Cách nói lấp lửng trầu không thôn nào thực chất là ám chỉ người ở thôn Đông. Nó tạo cho câu thơ nét duyên dáng, ý nhị.

b. Câu Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông là dùng phép hoán dụ, lấy địa danh thôn Đoài, thôn Đông để thay thế cho người thôn Đoài và người thôn Đông khác với Thuyền ơi có nhớ bến chăn… là phép ẩn dụ, dùng thuyền và bến chỉ hai nhân vật trữ tình yêu nhau.

Câu 3. Mẫu

“Áo dài” của lớp tôi vừa học giỏi vừa dịu dàng. Làm toán, làm lý, các nàng không bao giờ chịu thua cánh con trai chúng tôi. Mỗi khi tranh luận về một bài tập nào đó, các nàng luôn bảo vệ ý kiến mình. Lời lẽ nhỏ nhẹ nhưng lại chặt chẽ vô cùng. Vậy nhưng trong quan hệ với bạn bè, các nàng lại rất dễ thương. Các nàng cỗ vũ chúng tôi đá banh, mang cho chúng tôi những ly nước chanh mát lạnh, chăm sóc vết thương cho các “chân sút” trong lớp. Bọn con trai chúng tôi vừa nể vừa quý các nàng. Còn tụi con trai các lớp khác luôn bảo: “Con gái A5 là nhất!”.

Áo dài: Đồng phục của nữ sinh. Lấy tên trang phục của nữ sinh để chỉ nữ sinh (biện pháp hoán dụ).

Chân sút: Chân đá banh, chỉ các cầu thủ của lớp. Lấy bộ phận của người để chỉ người (biện pháp hoán dụ).

0