Soạn bài tổng kết về từ vựng tiếp theo (2)
SOẠN BÀI TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG TIẾP THEO A. YÊU CẦU - Ôn tập, hệ thống lại kiến thức, kĩ năng đã học về: sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ. - Áp dụng thực hiện một số bài tập trong SGK về sử dụng từ, chữa lỗi dùng lừ. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU ...
SOẠN BÀI TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG TIẾP THEO A. YÊU CẦU - Ôn tập, hệ thống lại kiến thức, kĩ năng đã học về: sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ. - Áp dụng thực hiện một số bài tập trong SGK về sử dụng từ, chữa lỗi dùng lừ. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Bài tập 1. Ôn lại các cách phát triển của lừ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống ...
SOẠN BÀI TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG TIẾP THEO
A. YÊU CẦU
- Ôn tập, hệ thống lại kiến thức, kĩ năng đã học về: sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ.
- Áp dụng thực hiện một số bài tập trong SGK về sử dụng từ, chữa lỗi dùng lừ.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
Bài tập 1. Ôn lại các cách phát triển của lừ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ sau:
Gợi ý
Sơ đồ cách thức phát triển từ vựng:
Bài tập 2. Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.
Gợi ý
Em tự tìm dẫn chứng, ví dụ:
- Phát triển nghĩa của từ ngữ: ăn cơm —> ăn Tết —> (xe) ăn xăng,...
- Tăng số lượng từ ngữ:
+ Tạo thêm từ ngừ mới: phần mềm, tiếp thị, siêu thị, quy hoạch treo, kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế thế giới, chuyển giao công nghệ, rừng phòng hộ, trực tuyến,...
+ Mượn từ ngừ nước ngoài: cà phê, dân quyền, cộng hoà, xà phòng, a-xít, ra- đi-ô, ti-vi, ỉn-tơ-nét, phân, cô ta, AIDS,...
Bài tập 3. Có thể có ngôn ngừ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
Gợi ý
Không thể có ngôn ngữ nào trên thế giới mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng. Vì nếu phát triển từ vựng chỉ theo hướng đỏ thì số lượng từ ngữ sẽ rất lớn. Con người sẽ không nhớ hết và khi sử dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
TỪ MƯỢN
Bài tập 1. Ôn lại khái niệm từ mượn.
Gợi ý
Từ mượn là từ có nguồn gốc từ các ngôn ngừ nước ngoài.
Bài tập 2. Chọn nhận định đúng trong nhừng nhận định sau:
a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.
b) Tiêng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngừ khác là do ép buộc của nước ngoài.
c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
d) Ngày nay, vốn từ tiêng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mưựn lừ ngừ tiếng nước ngoài nữa.
Gợi ý
Nhận định (c) là đúng. Sự vay mượn là quy luật phổ biến của tất cả ngôn ngữ trên thế giới nhằm làm giàu thêm vốn từ và đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ. Tiếng Việt vay mượn nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, đặc biệt là tiếng Hán.
Bài tập 3*. Theo cảm nhận của em thì nhừng từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những lừ mượn như: a-xít, ra-đi- ô, vi-ta-min,...!
Gợi ý
Có những từ tiếng Việt vốn là vay mượn nhưng nay đã Việt hoá hoàn toàn. Việt hoá ở hình thức âm thanh, về nghĩa và về cách dùng. Ví dụ, các từ săm, (bếp) ga, lốp,... là từ mượn nhưng đã được Việt hoá cao độ (chỉ còn một âm tiết), nó gần như đồng hoá vào vốn từ thuần Việt, còn các từ a- xít, ra-đi-ô, vi - ta-min,... còn khá rõ nguồn gốc ngoại lai ở hình thức âm thanh.
TỪ HÁN YIỆT
Bài tập 1. Ôn lại từ Hán Việt.
Gợi ý
Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc liếng Hán (Trung Quốc) đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.
Bài tập 2. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau đây:
a) Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiống Việt.
b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.
d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Gợi ý
Cách hiểu (b) là đúng. Từ Hán Việt là những từ được chúng ta mượn khoảng sau thố kỉ VIII. Quá trình vay mượn diễn ra rất ỉâu dài. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng vì nó có số lượng lớn và được dùng trong các văn bản khoa học, văn chương, chính luận, hành chính. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh để chúng ta dùng từ Hán Việt, không nên lạm dụng.
THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Bài tập 1. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
Gợi ý
- Thuật ngữ: Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội), công nghệ (kĩ thuật), thường dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.
- Biệt ngữ: Những từ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định.
Bài tập 2. Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.
Gợi ý
Chúng ta đang sống trong thời kì mà khoa học và công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ. Sự phát triển của khoa học, công nghẹ có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Thuật ngữ về khoa học, công nghệ cũng vì thế mà tăng lên trong kho từ ngữ tiếng Việt.
Chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước. Thuật ngữ ngày càng có vai trò to lớn là phản ánh khái niệm khoa học, công nghệ, vì vậy nêu không có ihuậl ngữ thì không thể nghiên cứu, học tập để xây dựng một nền khoa học và công nghệ hiện đại.
Bài tập 3. Liệt kô một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.
Gợi ý
Em có thể kể một số từ ngữ thuộc loại này.
Chẳng hạn: trong giáo dục: ngỗng (2 điểm), phao (tài liệu dùng dể quay cóp khi đi thi), cháy giáo án (hết giờ mà dạy chưa hết giáo án), học tủ (chỉ học phần bài học mà người học dự đoán là trong đề thi, đề kiểm tra sẽ hỏi),...