Soạn bài tổng kết từ vựng (từ đồng nghĩa)
Soạn bài tổng kết từ vựng I. Từ đồng nghĩa 1. Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa). 2. Cách hiểu đúng nhất là D. 3. Tác giả dùng từ “xuân” không dùng từ “tuổi” thể hiện tinh thần ...
Soạn bài tổng kết từ vựng I. Từ đồng nghĩa 1. Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa). 2. Cách hiểu đúng nhất là D. 3. Tác giả dùng từ “xuân” không dùng từ “tuổi” thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời. Mỗi năm có một mùa xuân. Mỗi mùa xuân ứng với một tuổi. Dựa vào sự chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ(Lấy bộ phận chỉ toàn thể) tác giả đã lấy từ ...
Soạn bài tổng kết từ vựng
I. Từ đồng nghĩa
1. Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa).
2. Cách hiểu đúng nhất là D.
3. Tác giả dùng từ “xuân” không dùng từ “tuổi” thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời.
Mỗi năm có một mùa xuân. Mỗi mùa xuân ứng với một tuổi. Dựa vào sự chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ(Lấy bộ phận chỉ toàn thể) tác giả đã lấy từ “xuân” thay thế cho từ tuổi.
II. Từ trái nghĩa:
1. Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau (Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau).
2. Các cặp trái nghĩa.
- Xa – gần.
- Rộng – hẹp.
- Xấu – đẹp
3. Xếp hai nhóm:
- Nhóm 1: Sống >< chết, chẵn >< lẻ, chiến tranh >< hòa bình, đực >< cái.
- Nhóm 2: Già >< trẻ, yêu >< ghét, cao >< thấp, nông >< sâu, giàu >< nghèo.
Nhóm 1: Cặp từ trái nghĩa biểu thị khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau, khẳng định này là phủ định cái kia. Các từ này thường không kết hợp với phó từ chỉ mức độ.
Nhóm 2: Cặp từ trái nghĩa biểu thị ý nghĩa thang độ, khẳng định cái này không có nghã là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp với phó từ chỉ mức độ như rất, quá, lắm…
III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ:
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ: nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của một từ ngữ khác:
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi của một số từ ngữ khác.
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi của một từ ngữ khác.
Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Giải thích:
- Từ ghép là từ phức được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
- Từ láy là từ phức được cấu tạo bằng cách ghép các từ có quan hệ với nhau về mặt âm thanh.
- Từ ghép đẳng lập là từ ghép trong đó các tiếng có quan hệ bình đẳng về ý nghĩa.
IV. Trường từ vựng
1. Trường từ vựng là:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về ý nghĩa.
2. Phân tích cách dùng từ độ đáo trong đoạn trích.
Hai từ cùng trường từ vựng là “tắm”, “bể”, việc sử dụng hai từ này góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
V. Từ mượn.
1. Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
2. Chọn nhận định c là nhận định đúng.
3. Những từ mượn như:
- Xăm, lốp, ga, xăng, phanh, đã được Việt hóa hoàn toàn về âm, về nghĩa, cách dùng, nó không khác gì từ thuần Việt.
- Axit, ti vi, radio, vitamin là từ mượn có giữ nhiều nét ngoại lai, chưa được Việt hóa hoàn toàn.
VI. Từ hán việt.
1. Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
2. Chọn cách hiểu đúng c là đúng nhất.