01/06/2017, 11:10

Soạn bài tình từ và cụm tính từ

Soạn bài tình từ và cụm tính từ I. Kiến thức cơ bản 1. Đặc điểm của tính từ - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụ tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của ...

Soạn bài tình từ và cụm tính từ I. Kiến thức cơ bản 1. Đặc điểm của tính từ - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụ tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế. - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. 2. Các loại tính từ Có hai loại tính từ ...

I. Kiến thức cơ bản

1. Đặc điểm của tính từ

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụ tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.

- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

2. Các loại tính từ

Có hai loại tính từ đáng chú ý là :

- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ : đẹp, nhanh, nóng, vuông, nhỏ, thấp, thông minh, khiêm tốn, dũng cảm…

- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ : xanh lè, đen thui, nặng trịch, thơm phức, trắng phau, riêng, chung, phải, trái, chính, phụ, gái, trai, chẵn, lẽ…

3. Cụm tính từ

- Mô hình cấu tạo :

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Vẫn / còn / đang

Trẻ

Như một thanh niên

- Trong cụm tính từ :

+ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ…) ; sự tiếp diễn tương tự (vẫn, cứ, lại, còn…) ; mức độ của đặc điểm, tính chất (quá, rất, hơi…) ; sự khẳng định hay phủ định (có, chưa, chẳng, không…).

+ Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí (Ví dụ : xanh bên ngoài) ; sự so sánh (Ví dụ : sáng như trăng rằm) ; mức độ (Ví dụ : giỏi cực kì), phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất (Ví dụ : rộng hai mét, đẹp vì lụa).

II. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy :

Gợi ý :

a. “Sun sun’’ như con đỉa

b. “Chần chần” như cái đòn càn

c. “Bè bè” như cái quạt thóc

d. “Sừng sững” như cái cột đình

e. “Tun tủn” như cái chổi sể cùn.

Câu 2. Việc dùng các tính từ và các phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười sau đây :

- Các tính từ trên đều là những từ láy tượng hình, gợi hình ảnh.

- Hình ảnh các từ láy đó gợi ra đều là những sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật lớn lao, mới mẻ như con voi.

Câu 3. Gợi ý

So sánh :

a. Gợi sóng êm ả

b. Nổi sóng

c. Nổi sóng dữ dội

d. Nổi sóng mù mịt

e. Giông tố kinh khủng kéo đến

Các động từ nêu trên thể hiện sự quá đáng trong lòng tham vô đáy của vụ vợ, tăng tiến sự giận giữ của cá vàng trước những yêu cầu của mụ.

Câu 4.

a) Cái máng lợn đã sứt mẻ —> một cái máng lợn mới —> cái máng lợn sứt mẻ.
 
b) Một túp lều nát —> một ngôi nhà đẹp —> một tòa lâu đài to lớn —> một cung điện nguy nga —> túp lều nát ngày xưa.
 
+ Ở phần a là sự thay đổi ở các tính từ: sứt mẻ —> mới —> sứt mẻ.
 
+ Ở phần b là sự thay đổi ở các danh từ và tính từ:
 
túp lều (nát) —> ngôi nhà (đẹp) —> lâu đài (to lớn) —> cung điện (nguy nga) —> túp lều (nát)
 
+ Hình ảnh đầu - cuối giống nhau kết cấu vòng tròn (từ không —> có rồi trở về —> không)
0