Soạn bài Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Câu 1. a. Viết như vậy chưa chuẩn xác vì: ...
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Câu 1. a. Viết như vậy chưa chuẩn xác vì:
I. Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
1. Lí thuyết
2. Luyện tập
a. Viết như vậy chưa chuẩn xác vì:
- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.
- Chương trình Ngữ văn 10 về phần văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.
- Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.
b. Trong câu trên, giải thích cụm từ "thiên cổ hùng văn" chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ này. "Thiên cổ hùng văn" là "áng hùng văn của nghìn đời" (tức là bất tử) chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.
c. Không thể dùng văn bản đã cho trong SGK để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì nội dung của nó không đề cập gì đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1. Lí thuyết
2. Luyện tập
Đoạn văn 1: Luận điểm khái quát trở nên dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn hơn.
Đoạn văn 2: Việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ góp phần làm cho bài thuyết minh hay và hấp dẫn hơn.
III. Luyện tập
Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:
- Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ","... một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”,...
- Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được”,...
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
zaidap.com