Soạn bài Thuốc - Lỗ Tấn
Câu 1: Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: - Chiếc bánh bao trước hết mang ý nghĩa thực chính là thực phẩm mà người dân Trung Hoa vẫn ăn hằng ngày. Nhưng trong tác phẩm này, nó trở thành một vị thuốc “thần” để cứu người, một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng con ...
Câu 1: Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
- Chiếc bánh bao trước hết mang ý nghĩa thực chính là thực phẩm mà người dân Trung Hoa vẫn ăn hằng ngày. Nhưng trong tác phẩm này, nó trở thành một vị thuốc “thần” để cứu người, một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng con người vẫn tin vào đó để truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Một phương thuốc chữa bệnh mê tín, lạc hậu dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
- Ý nghĩa thứ hai, “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” để gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong. Một ví dụ điển hình chính là bố mẹ thằng Thuyên vì gia trưởng đã áp đặt cho con mình sử dụng phương thuốc này và dẫn đến cái chết thê thảm của nó. Và tất cả những con người có mặt trong quán trà cũng suy nghĩ ấu trĩ và lầm lối như vậy. Chiếc bánh bao vô tri vô giác kia đã trở thành kẻ giết người. Đây chính là sự ấu trĩ đến điên cuồng, không chịu tìm phương pháp nào, chỉ răm rắp nghe theo phương pháp không lối thoát này.
- Ý nghĩa thứ ba của hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người còn là tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng. Những người tiên phong đi trước quá xa rời quần chúng, không đi sâu tìm hiểu và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Máu để tấm chiếc bánh bao chính là máu của chiến sĩ Hạ Du đã hi sinh mình để cống hiến cho đất nước. Nhưng nhân dân Trung Hoa lại cho rằng anh là kẻ phản bội, là giặc nên căm phẫn. Mẹ Hạ Du thì xấu hổ không hiểu con mình, chú của Hạ Du thì thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng nhưng lại không gần dân để gây nên kết cục thê thảm như vậy. Hạ Du là tiêu biểu nhưng còn rất nhiều chiến sĩ nữa cũng đang trong tình trạng u mê, xa rời quần chúng như vậy.
=> Như vậy hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thực sự nêu bật lên chủ đề tư tưởng của Lỗ Tấn. Đã làm nổi bật lên nỗi đau, lên con đường bế tắc dến cùng cực của con đường lãnh đạo nhân dân đấu tranh của chiến sĩ.
Câu 2:
- Xuất hiện gián tiếp qua những mẩu đối thoại của các nhân vật trong quán trà nhưng nhân vật này có ý nghĩa quan trọng.
+ Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người sớm giác ngộ lí tưởng, cho cách mạng Tân Hợi thời buổi đầu. Anh có lí tưởng rõ ràng, dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn. Thế nhưng, Hạ Du lại sai lầm trong đường lối hoạt động: đúng lí ra anh cần phải tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, để họ hiểu và ủng hộ cách mạng; thì ở đây Hạ Du lại chọn đối tượng để giác ngộ là bọn ác bá đồ tể – như lão Nghĩa đề lao. Việc làm đó đã khiến cho quần chúng không hiểu biết gì về cách mạng. Họ xem Hạ Du là kẻ điên, là làm giặc, đồng thời đã tố giác anh với chính quyền phong kiến… Cái chết của Hạ Du là bi kịch của ngưòi chiến sĩ cách mạng hoạt động xa rời quần chúng.
+ Trong truyện, nhà văn tỏ ý trân trọng, kính phục nhân cách của người cách mạng Hạ Du nhưng cũng ngầm phê phán Hạ Du xa rời quần chúng, xa rời đến mức mẹ Hạ Du cũng không hiểu, chú Hạ Du thì coi cháu mình là "làm giặc" và đi tố giác; người dân lấy máu Hạ Du để chữa bệnh…
- Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn đã cho thấy:
+ Sự lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.
+ Lòng yêu nước nhưng vẫn còn xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
Câu 3:
- Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa thu, mùa xuân có ý nghĩa thời gian tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao tẩm màu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà…Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quan trà và nới đương phố là nơ tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tiết Thanh minh-mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc gieo mầm. Từ không gian nghệ thuật đó, chúng ta có thể thấy được suy tư lạc quan của Lỗ Tấn rằng mùa thu lá rụng nhưng mùa xuân nó lại đâm chồi nảy lộc. Cách mạng Trung Quốc giờ có thể tàn tạ nhưng rồi nó sẽ đổi khác, tiến lên và giành chiến thắng. Ông vẫn có niềm tin về tương lai tươi sáng của cách mạng dân tộc.
- Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa.
Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong. Đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng của ông với cuộc cách mạng Tân Hợi. Rõ ràng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du như muốn khẳng định một chân lý lịch sử và cách mạng: Trong trạng thái mê muội, tê liệt của quần chúng thuở ấy, vẫn có người nhớ đến, tiếc thương ngưỡng mộ và quyết tâm noi gương người cách mạng tiên phong đã ngã xuống vì đại nghĩa. Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách mạng, cho niềm lạc quan đối với tiền đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện “Thuốc” là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu một đám cháy ngày mai. Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”, phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
Luyện tập:
Câu 1. Ý nghĩa của những chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn.
- Đây là một vấn đề thuộc quan niệm lạc hậu của người dân đương thời, nhưng theo Lỗ Tấn đó cũng chính là căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc.
- Người ta rất kiêng kị và do đó kì thị đối với người bị chết chém, cho nên khi chết rồi vẫn phân biệt vùng lãnh thổ nghĩa địa.
Câu 2. Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: "Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?
- Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: "Thế này là thế nào?” vừa thể hiện sự ngạc nhiên, bàng hoàng, sửng sốt, xót xa cho nỗi oan khuất trong cái chết của con mình vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con qua chứng nghiệm). Hiện tượng đó cho thấy đã có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa.
- Qua câu hỏi ấy, tác giả cũng muốn loé lên một tia hi vọng đối với sự hi sinh bất tử của người cách mạng.
Zaidap.com