Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu 1: * Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả qua đoạn trích: Sông Hương được miêu tả với những đối cực: - Sông Hương "là bản trường ca của rừng già" với nhiều tiết tấu hoành tráng, dữ dội khi "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như ...
Câu 1:
* Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả qua đoạn trích:
Sông Hương được miêu tả với những đối cực:
- Sông Hương "là bản trường ca của rừng già" với nhiều tiết tấu hoành tráng, dữ dội khi "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn". Và sông Hương khi "dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng".
=> + Hình ảnh có sức gợi, sức liên tưởng cao, sử dụng động từ, tính từ mạnh khiến người đọc cảm nhận sông Hương như một thực thể tràn đầy nhựa sống, mạnh mẽ và cá tính.
+ Sông Hương cũng mang vẻ dẹp dịu dàng, say đắm.
- Sông Hương như "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", có "bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng" và sông Hương như "cô gái đã bị chế ngự bản năng" "mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ", "là người mẹ phù sa", mang vẻ đẹp còn phong kín, bí ẩn.
=> Các từ đi theo cặp, có sự hòa thanh kết hợp với thủ pháp so sánh nhân hóa khiến sông Hương giống như là cô gái đẹp, cá tính, luôn chứa tâm hồn tự do, trong sáng, luôn căng tràn sức sống, lại giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng sự sống.
=> Sông Hương mang nét đẹp của con người xứ Huế, là một phần của Huế hay chính sông Hương đã góp phần tạo nên một tạng riêng của con người xứ Huế.
Bằng thủ pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng kì thú, độc đáo kết hợp với cách sử dụng hình ảnh ấn tượng để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn, một dòng sông hoang dại, phóng khoáng nhưng không kém phần trữ tình, bí ẩn.
* Những hình ảnh, chi tiết ở trên đã cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả.
+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình, gợi tả chính xác vẻ đẹp sông Hương vừa hùng vĩ, man dại, vừa trữ tình say đắm lòng người.
+ Sử dụng thành công biện pháp so sánh và nhân hoá cùng liên tưởng liên tưởng kì thù, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.
Câu 2:
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bằng ngòi bút sắc sảo tác giả lại tái hiện thêm lần nữa con sông với vẻ đẹp lãng mạn:
- Nhưng khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như một nàng tiên được đánh thức, như bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân:
+ "Chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột";
+ "uốn mình theo những đường cong thật mềm";
+ "đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía Đông Bắc ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế".
+ "trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột"
=> Từ tượng hình và cách liên tưởng táo bạo của tác giả khiến sông Hương có linh hồn, biết ý thức như một người con gái đáng yêu của xứ sở mình.
- Tác giả nhìn sông Hương qua nhiều trạng thái và vẻ đẹp khác nhau:
+ Có lúc "mềm như tấm lụa" khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo.
+ Có khi ánh lên "những mảng phản quang nhiều màu sắc": "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" lúc đi qua những dãy đồi phía Tây Nam thành phố
+ Có lúc mang "vẻ đẹp trầm mặc nhất" "như triết lí, như cổ thi" khi vòng qua bao lăng tẩm, đền đài
+ Có lúc tươi tắn và trẻ trung khi gặp "tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà"
=> Bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa làm nổi bật vẻ đẹp vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng của sông Hương.
- Sông Hương được ví như: "người đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoang dại" được "người tình mong đợi đến đánh thức"
=> Liên tưởng đặc biệt và năng lực quan sát tinh tế, sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng tạo nên những câu văn mang đậm màu sắc và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Sông Hương đến đây uốn mình theo đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.
Câu 3:
Sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đặc trưng riêng.
- Sông Hương như "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long…”
=> tâm trạng của một người đi xa "tìm đúng đường" về đang nao nức bồi hồi
- Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên: "uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến", làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu
=> Một so sánh lạ: dùng tiếng "vâng" e ấp, ngập ngừng, thiêng liêng trong tình yêu để tả hình dáng mềm mại của dòng sông=> cái nhìn tình tứ của nhà văn.
- Liên tưởng, suy tư của người nghệ sĩ:
+ So sánh sông Hương với sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét => những con sông là linh hồn của thủ đô, biểu tượng văn hoá của quốc gia và lòng tự hào về sông Hương và kinh thành Huế
+ Nét độc đáo nhất của dòng sông Hương đoạn này chính là ở những chi tiết và suy tư cảm nhận của một người con rất yêu, rất hiểu dòng sông và kinh thành Huế.
Câu 4:
Tác giả cảm nhận sông Hương từ nhiều góc độ:
a. Trong quan hệ với lịch sử: Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang của dân tộc:
- Thế kỉ XV ở sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, nó là "dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía tây nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại".
- Thế kỉ XVIII, nó "vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ"
- Thế kỉ XIX, nó "sống hết lịch sử bi tráng … với máu của những cuộc khởi nghĩa"
b. Sông Hương còn gắn với cuộc đời và thơ ca:
- "Có một dòng thi ca về sông Hương", "dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ"
=> Sông Hương là nguồn cảm hứng bất tận.
- Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị mà khác thường:
+ Khi nghe lời gọi của tổ quốc: "nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công"
+ Khi trở về với cuộc sống bình thường: "làm một người con gái dịu dàng của đất nước"
=> Lịch sử - hùng tráng và đời thường - giản dị, tự biết thích ứng với từng hoàn cảnh khác nhau. Sông Hương có thêm những vẻ đẹp mới những vẫn mang dáng dấp và vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.
- Chính vẻ đẹp ấy làm cho sông Hương không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ có một khám phá riêng về nét đẹp của dòng sông này:
+ Tản Đà: "Dòng sông trắng – lá cây xanh" =>Từ xanh biếc thường ngày bỗng thay màu rực rỡ, bất ngờ.
+ Cao Bá Quát: tha thướt mơ màng, nó chợt hùng tráng lên như "như kiếm dựng trời xanh"=>hiên ngang hùng tráng.
+ Bà Huyện Thanh Quan: nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng.
+ Tố Hữu: Sức mạnh phục sinh trong tâm hồn; trong sự đồng cảm cùng đại thi hào Nguyễn Du.
=> Sông Hương mang đến niềm cảm hứng bất tận, mới mẻ cho các nghệ sĩ.
Câu 5:
Nét đặc sắc riêng của phong cách nghệ thuật tác giả qua đoạn trích:
- Ngoài so sánh, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, lối văn thuyết minh có cảm xúc như một kiểu đòn bẩy nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
- Tình yêu say đắm, niềm tự hào tha thiết với quê hương xứ sở, với đối tượng miêu tả, khiến dòng sông trở nên lung linh huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- Đặc biệt với sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.
- Sự tinh tế tài hoa, tao nhã, hướng nội.
- Giọng điệu trữ tình giàu chất suy tưởng và triết luận.
- Sự kết hợp giữa hội họa, nhạc và thơ.
=> Người viết đã làm nên thành công cho bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
LUYỆN TẬP:
Sông Hương ở ngoại vi thành phố
Về đến đồng bằng, sông Hương có những thay đổi và bộc lộ nhiều vẻ đẹp đa dạng:
- Thay đổi:
+Thay đổi về tính cách: "mang sắc đẹp dịu dàng, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở"
+Thay đổi hình dáng: "chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm", "mềm như tấm lụa", "uốn một cánh cung rất nhẹ"… đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu”
=> Những thay đổi về mặt tự nhiên có thể giải thích được lại được tác giả giải thích bằng một tầm nhìn khác: dường như những thay đổi của sông Hương không phải do địa hình tự nhiên mà nó là bản chất, là thuộc tính của dòng Hương Giang. Về đến đồng bằng, con sông đã thực sự trở về với tính cách dịu dàng mềm mại linh hoạt. Từ tượng hình và cách liên tưởng táo bạo, tác giả đang nhìn sông Hương như một người con gái đáng yêu của xứ sở mình.
- Vẻ đẹp đa dạng: cảnh đẹp sông Hương như bức tranh nhiều đường nét:
+ Vẻ đẹp đa màu sắc, biến ảo: "sắc nước trở nên xanh thẳm", "những phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố", "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" -> cho thấy sự quan sát tinh tế, sâu sắc.
+ Vẻ đẹp trầm mặc mang màu sắc triết lí, cổ thi: sông Hương chảy dưới chân những rừng thông u tịch và những lăng tẩm đồ sộ -> nếu không sống, hiểu và hoài niệm về sông Hương thì tác giả không thể có cái nhìn đầy suy tư và chiêm nghiệm như thế. Để thấu thị được vẻ đẹp đó, nhà văn phải là người am hiểu lịch sử của dòng sông.
+ Vẻ đẹp vui tươi giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô -> cái nhìn tươi mới
+ Vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi nó rời xa thành phố để đi qua những bờ tre, lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ.
=> Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải đang viết về sông Hương như một cảnh đẹp tự nhiên của xứ Huế mà là đang viết về sông Hương như một người con của mảnh đất quê hương, một phần cơ thể của xứ Huế thơ mộng, lãng mạn và trữ tình. Thủ pháp so sánh, liên tưởng rộng tự do phóng khoáng rất đặc trưng của kí đã được tác giả sử dụng tối đa đã mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.
=> Trong cái nhìn sâu sắc tinh tế và lãng mạn của tác giả, thủy trình của dòng sông Hương như cuộc tìm kiếm tình nhân của người con gái đẹp, duyên dáng và tình tứ.
Zaidap.com