27/04/2018, 15:44

Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản SBT Ngữ văn 11 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 130 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau: ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 130 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau:

1. Bài tập 1.1, trang 194, SGK.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù ?

(Nam Cao, Chí Phèo)

a) Xác định câu bị động trong đoạn trích.

b) Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.

c) Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động và nhận xét về sự liên kết ý ở đoạn văn đã có sự thay thế đó.

Trả lời:

- Câu bị động trong đoạn .văn : Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả...

- Chuyển thành câu chủ động : Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả...

- Khi thay câu chủ động vào vị trí của câu bị động cũ thì mạch ý của đoạn bị phá vỡ : đoạn văn bắt đầu từ đề tài hắn lại đột ngột chuyển sang đề tài một người đàn bà nào.

2. Bài tập II. 2, trang 195, SGK.

Lựa chọn câu vân thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau:

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn...

( Theo Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

A - Các anh lái xe nhận xét vê mắt tôi : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !".

B - Mắt tói được các anh lái xe bảo là : "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

C - Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !".

D - Mắt tôi theo lời các anh lái xe là có cái nhìn xa xăm.

Trả lời:

Câu lựa chọn phương án c để dùng vào vị trí để trống. Vì ở phương án này, câu có thành phần khởi ngữ Còn mắt tôi ở đầu câu. Khỏi ngữ này sẽ tiếp tục loạt đề tài về tôi đang nói trong đoạn văn :tôi, bím tóc (tôi), cáỉ cổ (tôi), mắt (tôi) nghĩa là tạo cho đoạn văn sự liên kết và mạch lạc rất rõ. Nếu dùng cách viết như ở phương án B hay D thì sự diễn đạt nặng nề vì cấu trúc bị động.

3. Lựa chọn phần câu thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Nguyễn Du đã sáng tác nên một tác phẩm tuyệt vời là ‘Truyện Kiều". Từ đó đến nay, /.../

A - nhân dân ta luôn luôn hậm mộ Truyện Kiều.

B - Truyện Kiều luôn luôn được nhân dân ta hâm mộ.

C - Truyện Kiều luôn luôn được hâm mộ bởi nhân dân ta

D - luôn luôn được nhân dân ta hâm mộ.

Trả lời: 

Lựa chọn câu B, vì câu B tiếp tục được mạch văn, duy trì chủ đề đã biết ở câu trước : Truyện Kiều.

4. Lựa chọn câu văn thích họp nhất để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :

Chị Dậu run rẩy cởi cái văn tự ở đầu dải yếm, khúm núm đặt lên trên sập. /.../

A - Cầm bức văn tự, nghị Quế chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.

B - Nghị Quế cầm bức văn tự, chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện

C - Nghị Quế cầm bức văn tự, nghị Quế chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.

D- Nghị Quế cầm bức văn tự, ông chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.

Trả lời: 

Lựa chọn câu A, vì câu A có thành phần trạng ngữ chỉ tình huống hoặc gọi là vị ngữ phụ (Cầm bức văn tự), thành phần này thể hiện một điều đã biết từ câu đi trước, do đó tiếp tục được mạch ý đã có một cách tối ưu.

5. Lựa chọn câu văn thích họp nhất để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. /.../

A - Anh không ghìm nổi xúc động.

B - Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động

C - Anh thì không ghìm nổi xúc động.

D - Mà anh không ghìm nổi xúc động.

Trả lời:

Lựa chọn câu B, vì câu B có thành phần khỏi ngữ (còn anh), tạo được quan hệ với từ nó ở câu trước (văn cảnh đang nói về sự việc giữa hai nhân vật nó và anh).

6. Câu bị động có đặc điểm như thế nào ?

A - Câu bị động có dùng một động từ bị động (bị, được).

B - Câu bị động đưa phụ ngữ của động từ lên đầu câu.

c - Câu bị động không có từ ngữ chỉ chủ thể của hành động.

D - Câu bị động đưa phụ ngữ của động từ lên đầu câu làm chủ ngữ và sau chủ ngữ đó có dùng từ bị (hoặc được)

Trả lời: 

Cần xác định câu bị động như phương án D, bao gồm hai đặc điểm :

- Từ ngữ vốn làm phụ ngữ của động từ trong câu chủ động được đặt ở đầu câu để làm chủ ngữ trong câu bị động.

- Có động từ bị động (bị, được) ở sau chủ ngữ.

Ví dụ:

- Câu chủ động : Ông Nam đã cho phép con đi lễ nhà thờ.

- Câu bị động : Con đã được ông Nam cho phép đi lễ nhà thờ.

Đáp án

1.

2.

 

3.

4.

5.

6.

Sachbaitap.com

0