Soạn bài thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Soạn bài thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu I. Trả lời câu hỏi 1. Trật tự trong câu đơn Không nên sắp xếp theo trật tự rất sắc, nhưng nhỏ vì như vậy không nhấn mạnh được ý rất sắc là ý liên quan đến việc đâm chết dăm ba thằng ở câu tiếp theo. Tác dụng của việc sắp xếp theo trật tự ...
Soạn bài thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu I. Trả lời câu hỏi 1. Trật tự trong câu đơn Không nên sắp xếp theo trật tự rất sắc, nhưng nhỏ vì như vậy không nhấn mạnh được ý rất sắc là ý liên quan đến việc đâm chết dăm ba thằng ở câu tiếp theo. Tác dụng của việc sắp xếp theo trật tự nhỏ, nhưng rất sắc: - Nhấn mạnh được ý rất sắc là ý quan trọng vì dao có sắc thì mới đâm chết người được. - Thể hiện được sự liên kết ý trong đoạn: dao rất sắc - > đâm chết ...
I. Trả lời câu hỏi
1. Trật tự trong câu đơn
Không nên sắp xếp theo trật tự rất sắc, nhưng nhỏ vì như vậy không nhấn mạnh được ý rất sắc là ý liên quan đến việc đâm chết dăm ba thằng ở câu tiếp theo. Tác dụng của việc sắp xếp theo trật tự nhỏ, nhưng rất sắc:
- Nhấn mạnh được ý rất sắc là ý quan trọng vì dao có sắc thì mới đâm chết người được.
- Thể hiện được sự liên kết ý trong đoạn: dao rất sắc - > đâm chết dăm ba thằng.
Trường hợp câu văn này có sự đảo ngược trật tự các bộ phận thành rất sắc nhưng nhỏ là để nhấn mạnh cái ý nhỏ có sự liên kết với câu sau: dao nhỏ thì không chặt được cành cây to.
Chọn cách viết tối ưu là cách viết thứ nhất: nhấn mạnh rất thông minh liên kết với ý của câu tiếp theo đưa bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. Cách viết thứ hai lại nhấn mạnh vào ý nhỏ người, không ăn khớp với ý đội tuyển học sinh giỏi ở cau sau.
a. Một đêm khuya, sáng hôm sau: bộ phận chỉ thời gian được đặt ở đầu câu là nhấn mạnh thời gian xảy ra sự việc đó.
b. Ở câu này, cái được nhấn mạnh để người đọc chú ý là: một anh đi thả ống lươn đã nhìn thấy hắn…; còn một buổi sáng tinh sương ở đây chỉ là trạng ngữ chỉ thời gian của sự việc đã xảy ra.
c. Đã mấy năm chỉ thời gian cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra. Câu này nối tiếp câu trên để khẳng định thông tin đã nêu, vì vậy đã mấy năm để ở sau sự việc xảy ra là hợp lí.
2. Trật tự trong câu ghép
a. Ở đoạn văn a, có 3 sự việc diễn ra:
- Chí Phèo đoán chắc sự việc diễn ra qua những gì hắn nghe thấy (câu 1)
- Hắn nao nao buồn (câu 1)
- Hắn nhớ lại một thời xa xôi với một ước mơ bình dị, lương thiện (câu 3, 4, 5).
Ở câu 2, vế in đậm đặt sau hắn lại nao nao buồn là để giải thích cho tâm trạng đó của hắn, đồng thời nối tiếp với việc hắn nhớ lại một mơ ước của thời xa xôi ở các câu 3, 4, 5. Như vậy là hợp lí, vừa giải thích được tâm trạng nhân vật, lại đảm bảo được logic phát triển của mạch ý trong đoạn văn. Nếu đặt vế in đậm ở trước thì nội dung ý nghĩa của câu không được giải thích rõ và mạch ý của đoạn cũng không được đảm bảo một cách logic, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận của người đọc.
b. Ở đoạn văn b, cách phân tích cũng tương tự như đoạn văn a. Chỉ có điều vế in đậm đặt sau không phải là để giải thích cho việc cháu không có quyền lạm bàn tới (điều này được giải thích ở câu 1 và câu 2 trước đó) mà để nói lên mối quan hệ của người nói với chị của anh ta và với quan huyện: Đó là mối quan hệ của người chịu ơn.
Câu văn thích hợp nhất dùng vào vị trí để trống ở đầu đoạn văn trong SGK là: Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ (câu thứ 3). HS suy nghĩ và giải thích vì sao lại chọn câu này mà không chọn các câu còn lại.